1. Một số đặc điểm của sách giáo khoa
SGK Âm nhạc Việt Nam |
SGK Âm nhạc Singapore |
Tên sách: Âm nhạc 1 -SGK trình bày nội dung dạy học Âm nhạc theo từng tiết. -SGK không thể hiện định hướng về phương pháp dạy học, vì vậy phải có thêm SGV. -SGK có phần câu hỏi và bài tập, hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. |
Tên sách: Những bước đầu đến với âm nhạc tiểu học 1 (First Steps To Music Primary 1) Lời tựa “Những bước đầu đến với âm nhạc tiểu học 1” là một chuỗi thiết kế đặc biệt giúp cho việc học Âm nhạc trở nên thú vị và đầy niềm vui cho học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 6. Chuỗi thiết kế này với nhiều hoạt động giúp học sinh khám phá những khía cạnh khác nhau của âm nhạc. Các kĩ năng âm nhạc, kiến thức và sự hiểu biết của học sinh được phát triển thông qua các hoạt động nghe, biểu diễn và sáng tác âm nhạc. Các tác phẩm mang tính sáng tạo như sáng tác hoặc là chơi nhạc được khuyến khích mạnh mẽ trong chuỗi thiết kế này. Các khóa học được thể hiện trong chuỗi "Những bước đầu đến với âm nhạc tiểu học" gồm nghiên cứu về các nốt nhạc và lí thuyết âm nhạc. Từ vựng đơn giản như các nốt nhạc, khuông nhạc và đoạn nhạc được giới thiệu, những ngôn ngữ phức tạp hơn liên kết với âm nhạc ví dụ các thuật ngữ âm nhạc của Italia được tránh bất cứ khi nào có thể. Khóa học đồng thời nhấn mạnh sự ràng buộc với âm nhạc thông qua kĩ năng nghe, biểu diễn và sáng tác. Để lấy việc học của học sinh làm trung tâm, một loạt các hoạt động nên được giới thiệu bao gồm việc làm việc cả lớp, nhóm, cặp và cá nhân. Các cơ hội cho việc học tập và nghiên cứu độc lập được đưa ra như là một lựa chọn cho mỗi chủ đề. Phần "Nhật ký âm nhạc của tôi" giúp học sinh ghi lại quá trình tiến bộ của các em. Nó cũng có chức năng hỗ trợ cho giáo viên đánh giá. Thông qua các hoạt động học tập này, học sinh có thể phát hiện ra rằng âm nhạc chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình. Các hoạt động Nghe nhạc: hoạt động nghe Hát: hoạt động hát Hoạt động: hoạt động thể chất Nâng cao: các hoạt động mở rộng Suy nghĩ: đặt các câu hỏi cho học sinh suy nghĩ được nhiều điều hơn về chủ đề Nhớ lại: Bồi dưỡng trí nhớ để nhớ tốt hơn các khái niệm âm nhạc và các bài hát trong các chủ đề trước Sáng tác: tự sáng tác những đoạn nhạc của riêng mình Làm việc nhóm: các hoạt động yêu cầu làm việc theo nhóm Nhật ký âm nhạc của tôi: ghi chép lại những tiến độ và cảm giác của học sinh |
Các hoạt động trong SGK âm nhạc của Singapore:
Lớp 1, 2, 3 |
Lớp 5 |
-Nghe -Hát -Hoạt động -Nâng cao -Suy nghĩ -Nhớ lại -Sáng tác -Làm việc nhóm -Nhật kí âm nhạc của tôi |
-Nghe -Hát -Trình diễn -Sáng tác -Xem -Nhớ lại- Lí thuyết -Nâng cao -Nhật kí âm nhạc của tôi |
Nhận xét về các hoạt động
Số lượng hoạt động trong SGK giữa các lớp ở Singapore có rất ít khác biệt. Mỗi chủ đề được thực hiện bằng 8-9 hoạt động. Những hoạt động học tập âm nhạc này rất sinh động, phù hợp với lứa tuổi, góp phần phát triển năng lực cho HS.
2. Cấu trúc của sách giáo khoa
SGK Âm nhạc Việt Nam |
SGK Âm nhạc Singapore |
-Sách chỉ trình bày về nội dung dạy học, thông qua các tiết học, mỗi tiết dạy học trong khoảng 35 phút. Mỗi tuần HS học 1 tiết Âm nhạc. -Lớp 1, 2, 3 chỉ có sách GV, HS không có SGK mà chỉ có tập bài hát. Từ lớp 4 đến lớp 9, có SGK dành cho cả HS và GV. |
-Sách trình bày cả về nội dung và phương pháp dạy học, thông qua các chủ đề, mỗi chủ đề gồm nhiều hoạt động. Mỗi chủ đề học trong khoảng 3-4 tiết (?). -SGK dành cho cả HS và GV ở tất cả các lớp. |
Nhận xét về cấu trúc của sách giáo khoa
- Khác biệt lớn nhất giữa SGK Âm nhạc của Việt Nam và Singapore đó là sách của Việt Nam chỉ trình bày về nội dung dạy học, thông qua các tiết học, còn sách của Singapore trình bày cả về nội dung và phương pháp dạy học, thông qua các chủ đề.
- SGK của Việt Nam: biên soạn theo tiết học thì thuận tiện cho việc quản lí dạy học, GV phải dạy đúng theo SGK, không có lựa chọn nào khác. Ngoài ra, sẽ có một số tiết học nặng (hoặc nhẹ) về nội dung dạy học.
- SGK của Singapore: biên soạn theo các chủ đề sẽ để GV được chủ động điều chỉnh về thời gian và trình tự thực hiện các hoạt động. GV sẽ phải tự thiết kế phân phối chương trình và thực hiện nó cho phù hợp với thực tiễn.
3. Tác giả và thời hạn sử dụng sách giáo khoa
SGK Âm nhạc Việt Nam |
SGK Âm nhạc Singapore |
-Lớp 1: Hoàng Long (Chủ biên)-Hàn Ngọc Bích- Lê Minh Châu- Nguyễn Hoành Thông -Lớp 2: Hoàng Long (Chủ biên)- Lê Minh Châu- Hoàng Lân- Nguyễn Hoành Thông -Lớp 3: Hoàng Long (Chủ biên)- Hoàng Lân- Hàn Ngọc Bích- Lê Đức Sang -Lớp 4: Hoàng Long (Chủ biên)- Lê Minh Châu- Hoàng Lân- Lê Đức Sang- Nguyễn Hoành Thông- Lê Anh Tuấn -Lớp 5: Hoàng Long (Chủ biên)- Lê Minh Châu- Hoàng Lân- Lê Đức Sang- Lê Anh Tuấn Nhà xuất bản Giáo dục, 2002-2006 |
Từ lớp 1 đến lớp 6: Peter Stead, Dr Eugene Dairianathan Star Publishing Pte Ltd, 2008-2009 |
Nhận xét về tác giả và thời hạn sử dụng sách giáo khoa
- SGK Âm nhạc tiểu học của Singapore chỉ do 2 tác giả biên soạn, còn số lượng tác giả viết SGK Âm nhạc tiểu học ở Việt Nam có 7 người tham gia, mỗi cuốn có 4-5 tác giả tham gia biên soạn.
- Mỗi cuốn SGK Âm nhạc tiểu học của Singapore có thời hạn sử dụng là 5 năm, ví dụ cuốn lớp 1 từ 2008 đến 2012, cuốn lớp 5 từ 2009 đến 2013. Trong khi đó, SGK của Việt Nam không qui định về thời hạn sử dụng.
- Thời gian biên soạn và thay SGK ở Việt Nam kéo dài hơn so với ở S. Từ 2002 đến 2006, mỗi năm Bộ GD&ĐT thực hiện thay 1 cuốn sách. Với Singapore thì thời gian này ngắn hơn, chỉ trong 2 năm 2008 và 2009, người ta đã biên soạn và đưa vào sử dụng 6 cuốn SGK Âm nhạc ở tiểu học.
4. Hình thức của sách giáo khoa
Hình thức SGK Âm nhạc Việt Nam |
Hình thức SGK Âm nhạc Singapore |
-Số trang: Âm nhạc 4: 55 Âm nhạc 5: 63 -Ngôn ngữ: Tiếng Việt -Màu sắc: 2 màu -Kênh hình ít, thiết kế và bố cục đơn giản. |
-Số trang: Những bước đầu đến với âm nhạc 1: 71 Những bước đầu đến với âm nhạc 2: 67 Những bước đầu đến với âm nhạc 3: 79 Những bước đầu đến với âm nhạc 5: 76 -Ngôn ngữ: Tiếng Anh -Màu sắc: nhiều màu -Kênh hình phong phú, thiết kế và bố cục đa dạng. |
Nhận xét về hình thức sách giáo khoa
- SGK Âm nhạc của Singapore có hình thức hấp dẫn hơn, kênh hình phong phú, thiết kế hiện đại hơn so với SGK Âm nhạc của Việt Nam. SGK Âm nhạc của Singapore trình bày cả nội dung và phương pháp dạy học nên số trang nhiều hơn sách của Việt Nam.
|
|
|
|
|
|
Bìa sách giáo khoa Âm nhạc tiểu học của Singapore
5. Nội dung dạy học Âm nhạc
So sánh về nội dung dạy học giữa các lớp 1, 2, 3, 5 (theo mục lục của SGK):
Nội dung dạy học Âm nhạc 1 (Việt Nam) |
Nội dung dạy học Âm nhạc 1 (Singapore) |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Quốc ca của chúng ta: Majulah Singapura Chủ đề 1- Âm nhạc quanh ta Bài hát: Bánh chiếc bánh xe bus Chủ đề 2- Di chuyển để cảm nhận giai điệu Bài hát: Johnny làm việc với một cái búa Bài hát: Chun tian de hua duo Chủ đề 3- Khỏe khoắn và mềm mại Bài hát: Old MacDonald có một trang trại Bài hát: Nếu bạn đang hạnh phúc Chủ đề 4- Cao và thấp Bài hát: Bến tàu Hickory Dickory Bài hát: Chú ngựa lười biếng Chủ đề 5- Nhạc cụ bộ gõ Bài hát: Lenggang Lenggang vui vẻ Chủ đề 6- Dài và ngắn Bài hát: Chúng ta đi lên đường mòn Chủ đề 7- Cao độ đi lên và đi xuống Bài hát: Chú ếch con Bài hát: Chú ngựa lười biếng Chủ đề 8- Ngữ pháp Bài hát: Chim bói cá Bài hát: Dựa vào tôi, Singapore (hợp xướng) Chủ đề 9- Tốc độ nhanh và chậm Bài hát: Sambalele (Malaysia) Bài hát: Tạm biệt mùa hè Chủ đề 10- Âm nhạc to hơn, nhẹ nhàng hơn Bài hát: Một ngón tay, ngón tay cái Chủ đề 11- La, Sol, Mi Bài hát: Tinga Layo Chủ đề 12- Nốt nhạc nửa phách Bài hát: Chan Mali Chan Bài hát: A Ram Sam Sam Chủ đề 13- Âm nhạc về thời tiết Bài hát: Tôi nghe tiếng sấm Bài hát: Mưa, mưa, hãy tạnh đi Bài hát: Hát một bài về cầu vồng Chủ đề 14- Tông cao và thấp trong âm nhạc Bài hát: Lái xe buổi sáng ở thị trấn
|
Nội dung dạy học Âm nhạc 2 (Việt Nam) |
Nội dung dạy học Âm nhạc 2 (Singapore) |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Chủ đề 1- Ba phách, bốn phách Bài hát: Mọi người làm điều này Bài hát: Chúng ta sẽ đoàn kết với nhau hơn Chủ đề 2- Các nốt La, Sol, Mi, Re, Do Bài hát: Dì của tôi đi chợ Bài hát: Con mèo Pussy nghịch ngợm Chủ đề 3- Câu và đoạn điệp khúc Bài hát: Đồng hồ của ông tôi Bài hát: Chan Mali Chan Chủ đề 4- Các nhạc cụ gảy dây Chủ đề 5- Nốt nhiều phách và nốt ít phách Bài hát: Oh, buổi tối đáng yêu! Bài hát: Trồng lúa Chủ đề 6- Dòng kẻ và tên nốt Bài hát: Các loài động vật Bài hát: Di TanjongKatong Chủ đề 7- Hát canon Bài hát: Clap, Stamp, Slap, Click Bài hát: Canoe Song Bài hát: Kookaburra Chủ đề 8- Sáo Flutes Chủ đề 9- Người chỉ huy Bài hát: Năm chú ếch nhỏ lốm đốm Chủ đề 10- Gam Bài hát: Đô Rê Mi Chủ đề 11- Nhạc cụ làm bằng ống Chủ đề 12- Viết giai điệu Bài hát: Đồng hồ tích tắc Chủ đề 13- Hát theo bản nhạc Bài hát: Singapura Chủ đề 14- Nốt trầm Bài hát: Miền đất của Silver Birch |
Nội dung dạy học Âm nhạc 3 (Việt Nam) |
Nội dung dạy học Âm nhạc 3 (Singapore) |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Chủ đề 1- Các bài hát dân gian và tên nhịp điệu Bài hát: Auld Lang Syne (Dân ca Scotland) Bài hát: Ariang (Dân ca Hàn Quốc) Chủ đề 2- Tên nốt Bài hát: Đô Rê Mi Bài hát: Holla-hi, Holla-ho Chủ đề 3- Nhạc cụ dây Chủ đề 4- Hình thức 2 đoạn và 3 đoạn (Binary và Ternary) Bài hát: MunnaeruVaalibaa Chủ đề 5- Nhịp điệu và lời ca Bài hát: Năm ngôi sao sáng Bài hát: Miền đất đẹp của Singapore Chủ đề 6- Đồng hồ và tiếng chuông Bài hát: Đồng hồ của ông tôi Bài hát: Chuông vàng Chủ đề 7- Canons và bài hát đối đáp Bài hát: Hát về con lừa Bài hát: Anh em nhà John Bài hát: Ba con chuột mù Chủ đề 8- Lời ca và âm nhạc Bài hát: Hát về Singapore Chủ đề 9- Âm nhạc để truyền cảm hứng Bài hát: Một con người, một đất nước, một Singapore Bài hát: Tình yêu Chủ đề 10- Nhạc cụ làm bằng đồng thau Chủ đề 11- Hát đệm (Ostinato) Bài hát: Zum Gali Gali Chủ đề 12. Âm sắc Bài hát: Sloop John B Chủ đề 13- Nhạc cụ bộ gõ Chủ đề 14- Ô nhịp và dấu gạch nhịp Bài hát: Bonnie của tôi nằm trên đại dương Bài hát: Yan Qun |
Nội dung dạy học Âm nhạc 5 (Việt Nam) |
Nội dung dạy học Âm nhạc 5 (Singapore) |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Chủ đề 1- Âm nhạc và sự thay đổi Chủ đề 2- Âm nhạc và mô hình Chủ đề 3- Âm nhạc và phần đệm Chủ đề 4- Âm nhạc và công nghệ Chủ đề 5- Âm nhạc và giọng hát Chủ đề 6- Âm nhạc và sinh thái Chủ đề 7- Âm nhạc trong nhà hát phương Tây Phần bổ sung: Âm nhạc lễ hội Các bài hát Chào mừng năm mới Trong mỗi năm, vào lúc nửa đêm ngày 31-12, bắt đầu của năm mới dương lịch, được đánh dấu bằng lễ kỷ niệm và đếm ngược đồng hồ đến nửa đêm. Đúng 12 giờ đêm, nó đã trở thành một truyền thống cho mọi người để cầm tay nhau và hát bài hát Scotland, tên là Auld Lang Syne. Bài hát năm mới của Trung Quốc Múa sư tử và rồng được biểu diễn phổ biến tại lễ kỷ niệm như năm mới âm lịch, mở các dự án liên doanh mới, sinh nhật và lễ kỷ niệm đám cưới. Lắng nghe bài hát Ying chun hua, bài hát thường nghe trong suốt thời gian chuyển giao năm mới ở Trung Quốc. Lễ Phục sinh Phục sinh là một lễ hội tôn giáo được tổ chức theo đạo Kitô giáo. Cây thánh giá là một biểu tượng quan trọng đối với đạo Kitô. Bánh mì ngọt loại nhỏ được trang trí với một cây thánh giá được gọi là bánh chéo nóng được bán và ăn vào thời điểm Phục Sinh. Ngày Quốc khánh Ngày lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh của Singapore là ngày 9-8 mỗi năm. Có nhiều bài hát được viết và trình diễn như một phần của lễ kỉ niệm Quốc khánh. Một trong số những bài hát đó là bài Stand up for Singapore, lời bài hát nhằm nâng cao tinh thần yêu nước của mọi người. Ngày nhà giáo Gaudeamus Igitur là một bài hát sinh viên cũ ca ngợi các trường học và các giáo viên. Lời cho bài hát này ban đầu bằng tiếng Latinh. Tuy nhiên, ngày nay tiếng Latin ít được sử dụng. Ngày thiếu nhi Bài hát Semoga Bahagia, đợc viết bởi Zubir Said như một bài hát chính cho Liên hoan thanh thiếu niên Singapore và ngày thiếu nhi. Hari Raya Hari Raya Aidifitri được tổ chức vào cuối tháng Ramanda. Trong số nhiều bài hát đi cùng thời gian này là bài hát, Selamat Hari Raya, được viết bởi Zubir Said. Hanukkah Hanukkah là lễ hội của người Do Thái của ánh sáng diễn ra trong tháng 12. Một phần của lễ kỷ niệm là tám ngọn nến được thắp sáng trên chân đèn đặc biệt được gọi là một menorah. Oh Hanukkah là một bài hát thường được nghe trong lễ hội này. Lễ giáng sinh Giáng sinh là một lễ hội của đạo Kitô giáo kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, nó đã trở thành một lễ hội thương mại rộng rãi trên thế giới. Mọi người ăn mừng Giáng sinh bằng cách mua quà tặng cho những người thân yêu, người thân và bạn bè vào ngày Giáng sinh. Hai ca khúc trong dịp lễ Giáng sinh thường nghe là We wish you a merry Christmas và Jingle Bells.
|
Nội dung và hoạt động một vài chủ đề trong SGK Âm nhạc tiểu học ở Singapore:
Chủ đề |
Nội dung và hoạt động |
Âm nhạc xung quanh chúng ta (lớp 1) |
HS tìm hiểu về âm thanh xung quanh các em |
HS làm việc cùng nhau để trả lời câu hỏi: “Trong bức tranh này, mọi người có thể nghe thấy những loại âm thanh nào?” |
|
HS nghe nhạc về các dàn nhạc của Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, dàn nhạc giao hưởng phương Tây |
|
HS học hát bài Những chiếc bánh xe buýt |
|
HS tạo ra âm thanh như gõ nhịp, vỗ tay, dậm chân, huýt sáo… |
|
Hoạt động sáng tạo, HS tạo ra các âm thanh khác từ các bộ phận của cơ thể |
|
HS điền thêm các loại cường độ âm thanh vào bảng |
|
HS xây dựng tạp chí âm nhạc, điền trắc nghiệm đúng, sai cho các câu hỏi về âm thanh và âm nhạc |
|
Âm nhạc và những sự thay đổi (lớp 5) |
HS phân biệt về cao độ, tốc độ, cường độ, tiết tấu trong âm nhạc |
HS nghe bài hát Suzana (của M. Osman) và trả lời một số câu hỏi |
|
HS học hát bài Mẹ muốn nghe |
|
HS nhớ lại về tác dụng của khóa Son |
|
Hoạt động sáng tạo, HS xây dựng hình tiết tấu có 4 nhịp 2/4 và dùng nhạc cụ thể hiện tiết tấu đó |
|
Hoạt động nâng cao, HS tìm ví dụ, nghe và trả lời câu hỏi |
|
HS xây dựng tạp chí âm nhạc, trả lời các câu hỏi thông qua việc nghe 2 biến tấu của bài Mẹ muốn nghe, biến tấu 1 viết ở giọng Rê trưởng, thể hiện với cường độ nhẹ, biến tấu 2 viết ở giọng Son trưởng, thể hiện với cường độ mạnh |
Nhận xét về nội dung dạy học
- SGK Âm nhạc tiểu học của Việt Nam và Singapore đều coi trọng nội dung học hát cho HS tiểu học, đặc biệt là ở lớp 1 và lớp 2. Vì vậy học hát là nội dung chủ yếu, chiếm tỉ lệ lớn so với các nội dung khác. Số lượng bài hát ở lớp 1, 2 của Việt Nam là 12 bài, số lượng bài hát ở lớp 1 của Singapore là 23 bài, ở lớp 2 là 18 bài.
- Những nội dung mà SGK của Việt Nam và Singapore đều có: học hát, giới thiệu nhạc cụ, nghe nhạc,
- SGK Âm nhạc của Việt Nam có nội dung kể chuyện âm nhạc, trong khi SGK của Singapore không sử dụng nội dung này.
Kết luận
- Khác biệt lớn nhất giữa SGK Âm nhạc của Việt Nam và Singapore đó là sách của Việt Nam chỉ trình bày về nội dung dạy học, thông qua các tiết học, còn sách của Singapore trình bày cả về nội dung và phương pháp dạy học, thông qua các chủ đề.
- Để nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc, những vấn đề mà Chương trình và SGK Âm nhạc của Việt Nam cần chú trọng sau năm 2015, đó là sử dụng 5 nội dung học tập (học hát, tập đọc nhạc, nhạc cụ, nhạc lí và âm nhạc thường thức) để phát triển 5 năng lực chuyên biệt về âm nhạc, gồm có: thực hành âm nhạc, hiểu biết âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, trình diễn âm nhạc và sáng tạo âm nhạc.
- Chương trình giáo dục Âm nhạc sau năm 2015 nên sử dụng một vài bộ sách giáo khoa, trong đó Bộ GD-ĐT biên soạn 1 bộ làm mẫu, còn các địa phương có thể tự biên soạn SGK cho phù hợp với điều kiện dạy học thực tế của mình.
Mã an toàn:
Sở hữu và quản lý Website: Lê Anh Tuấn (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Ý kiến bạn đọc