7.15. ÂM NHẠC
Nhiệm vụ của dạy học âm nhạc là giúp học sinh thấy say mê âm nhạc, khuyến khích các em tham gia các hoạt động âm nhạc, dạy các em cách thể hiện mình bằng âm nhạc, và giúp các em phát triển 1 cách toàn diện. Dạy học âm nhạc cũng có nhiệm vụ giúp học sinh hiểu rằng âm nhạc có mối liên hệ chặt chẽ với thời gian và hiện thực. Nó sẽ khác nhau ở những thời điểm khác nhau, văn hóa và xã hội khác nhau, âm nhạc cũng có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi người. Việc dạy học phải tính đến những kinh nghiệm đã có của học sinh thông qua việc chơi nhạc và nghe nhạc dựa trên nền tảng hiểu biết và nhận thức về âm nhạc. Dạy học âm nhạc cung cấp các công cụ giúp học sinh hình thành nhận thức về âm nhạc trong 1 quá trình mà mục tiêu của nó là nhằm phát triển thái độ tò mò, thích tìm hiểu các thể loại âm nhạc khác nhau. Các kĩ năng âm nhạc được phát triển thông qua việc luyện tập thường xuyên và lâu dài. Chơi nhạc cùng nhau giúp học sinh phát triển các kĩ năng xã hội như tinh thần trách nhiệm, sự phê bình mang tính xây dựng, sự công nhận và am hiểu về sự đa dạng văn hóa. Việc phát triển năng lực toàn diện của học sinh phải được hỗ trợ bằng cách tìm ra sự liên kết giữa âm nhạc với các môn học khác. Giảng dạy âm nhạc phải tận dụng sự hỗ trợ của công nghệ và truyền thông.
LỚP 1 - 4
Từ lớp 1 đến lớp 4, sự phát triển về khả năng âm nhạc của học sinh thông qua các hoạt động vui chơi và hoạt động tích hợp là chính. Giảng dạy âm nhạc phải mang đến cho học sinh những trải nghiệm về sự đa dạng của thế giới âm thanh và âm nhạc, khuyến khích các em bộc lộ bản thân và diễn tả được ý tưởng của chính các em.
Mục tiêu
Học sinh sẽ học âm nhạc để:
-Sử dụng giọng nói của các em 1 cách tự nhiên, thể hiện bản thân thông qua việc hát, chơi nhạc cụ và vận động trong cả hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân.
-Nghe và quan sát thế giới âm thanh và âm nhạc 1 cách tích cực và chăm chú.
-Sử dụng các yếu tố khác nhau của âm nhạc như giai điệu và ca từ (ingredients and composing)
-Hiểu sự đa dạng của thế giới giới âm nhạc.
-Hoạt động với vai trò như thành viên của 1 nhóm nhạc và như những thính giả nghe nhạc.
Nội dung chính/ cốt lõi
-Các bài luyện giọng thông qua việc nói chuyện, hát, chơi trò chơi âm nhạc phù hợp lứa tuổi.
-Danh mục các bài hát, các bài luyện hát để chuẩn bị cho học sinh tham gia.
-Danh mục các nhạc cụ và các bài luyện tập để chuẩn bị cho học sinh chơi cùng nhau, sử dụng nhịp điệu, giai điệu, các nhạc cụ hòa âm, và các động tác cơ thể như là các nhạc cụ, cùng với các bài tập nhằm phát triển sự nhạy cảm về nhịp điệu.
-Nghe các thể loại âm nhạc khác nhau, sử dụng linh hoạt các phương tiện khác nhau, trình bày lại những trải nghiệm và ý tưởng của mình.
-Sáng tạo, sử dụng điệp khúc, các bài sáng tác ngắn, và các đoạn ngẫu hứng.
-Những khái niệm cơ bản liên quan đến các thành tố trong âm nhạc như: giai điệu, nhịp điệu, hòa âm, cường độ (dynamics), âm sắc (tonal colour) và thể loại trong mối liên kết với việc chơi nhạc, nghe nhạc, sự chuyển động, và ca từ.
-Danh mục nhạc cụ và âm thanh, sự chọn lựa các bài nghe để giới thiệu tới học sinh âm nhạc của Phần Lan cũng như âm nhạc và văn hóa của các nước khác, bao gồm các ví dụ từ các vùng và các thể loại âm nhạc khác nhau.
Mô tả về thành tích ở cuối lớp 4
Học sinh sẽ:
-Biết sử dụng giọng hát của mình để hát trong hợp xướng cùng các bạn.
-Viết những nhịp cơ bản của 1 đoạn nhạc để các em có thể tham gia vào các bài luyện tập và chơi nhạc cùng nhau.
-Nắm vững danh mục các bài hát, và thuộc 1 số bài trong đó.
-Biết cách sáng tác những bài nhạc, 1 mình hoặc theo nhóm, ví dụ như các bài tập độc tấu và hòa tấu, sử dụng âm thanh, sự vận động, giai điệu và nhịp điệu.
-Nhận ra âm nhạc mà các em nghe thấy và có thể diễn tả những trải nghiệm khi nghe nhạc bằng cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, sự vận động.
-Biết cách để thực hiện vai trò của mình như 1 thành viên của nhóm nhạc, tập hợp các thành viên vào trong 1 nhóm thống nhất.
LỚP 5 - 9
Trong giảng dạy âm nhạc từ lớp 5 đến lớp 9, thế giới âm nhạc và những trải nghiệm âm nhạc được phân tích giúp học sinh có thể sử dụng các khái niệm và kí hiệu âm nhạc trong mối liên kết với việc nghe nhạc và chơi nhạc.
Mục tiêu
Học sinh sẽ:
-Duy trì và cải thiện khả năng trong các cách trình diễn âm nhạc khác nhau, đóng vai trò như là thành viên của 1 nhóm nhạc.
-Học cách xem xét và đánh giá các môi trường âm thanh khác nhau 1 cách có phê phán, và học để mở rộng kiến thức về các thể loại và phong cách âm nhạc khác nhau.
-Học để hiểu ý nghĩa các thành tố trong âm nhạc như: giai điệu, nhịp điệu, hòa âm, cường độ, âm sắc, và thể loại âm nhạc; học cách sử dụng các khái niệm và kí hiệu biểu diễn các thành tố đó.
-Xây dựng mối liên hệ giữa sáng tạo âm nhạc với biểu diễn âm nhạc, thông qua việc sáng tác.
Nội dung chính
-Các bài tập luyện giọng; các tiết mục đơn ca và tốp ca tiêu biểu cho các thể loại và phong cách âm nhạc khác nhau, trong đó có 1 số tiết mục học thuộc.
-Các bài tập phát triển kĩ năng chơi nhạc theo nhóm, danh mục các bản nhạc tiêu biểu cho các văn hóa và phong cách âm nhạc khác nhau.
-Nghe có chọn lọc và các em tập phân tích âm nhạc dựa trên thời gian, địa phương và văn hóa.
-Thực hành các ý tưởng âm nhạc của chính các em, ví dụ như thông qua việc ứng tác, sáng tác, sắp xếp, sử dụng âm thanh, bài hát, nhạc cụ, chuyển động, và công nghệ âm nhạc.
Các tiêu chí đánh giá kết quả cho học sinh lớp 8
Học sinh sẽ:
-Tham gia trong nhóm hát và biết cách hát, hát đúng giai điệu và nhịp điệu.
-Làm chủ các kĩ thuật cơ bản về nhịp điệu, giai điệu, hay hòa tấu nhạc cụ để có thể chơi nhạc trong 1 nhóm nhạc.
-Biết cách nghe nhạc và quan sát, biết cách đưa ra những quan điểm đúng về những gì mà các em đã nghe thấy.
-Biết cách nghe một cách đồng thời giữa nhạc của mình và của người khác, để có thể chơi nhạc trong 1 nhóm.
-Nhận ra và biết cách phân biệt các thể loại nhạc khác nhau, nhạc của các vùng và các nền văn hóa khác nhau.
-Biết về đặc trưng âm nhạc và đời sống âm nhạc của Phần Lan.
-Biết cách sử dụng các khái niệm âm nhạc cùng với việc chơi nhạc và nghe nhạc.
-Biết cách sử dụng các thành tố của âm nhạc như là nguyên liệu để phát triển và phát hiện ra các ý tưởng âm nhạc của bản thân các em.
Video chỉ có tính chất minh họa
âm nhạc, dạy học, giúp học, các em, tham gia, hoạt động, phát triển, mối liên, khác nhau, văn hóa, của học, thông qua, việc chơi, nhạc và, nghe nhạc, thức về, mục tiêu, các thể, các kĩ, luyện tập, chơi nhạc, cùng nhau, sự đa, giảng dạy, cho học, những trải, thế giới, âm thanh, bản thân, tưởng của, học sinh, học để, sử dụng, cụ và, vận động, như giai, điệu và, vai trò, thành viên
Mã an toàn:
Sở hữu và quản lý Website: Lê Anh Tuấn (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Ý kiến bạn đọc