Masafumi Ogawa, Giáo sư Giáo dục Âm nhạc, Trường Đại học Quốc gia Yokohama
PHÁCH THẢO NGẮN GỌN VỀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC ÂM NHẠC Ở NHẬT BẢN
Ba thời kỳ của nền giáo dục âm nhạc Nhật Bản
-Giai đoạn 1880-1911: Giáo dục Âm nhạc ở Nhật Bản được coi như là một hình thức chuyển tải văn hóa và đổi mới.
-Giai đoạn 1912-1945: Giáo dục Âm nhạc là một phương tiện giáo dục dân tộc và chủ nghĩa đế quốc.
-Từ năm 1946: Giáo dục Âm nhạc là một phương tiện nuôi dưỡng tình cảm thẩm mĩ và cảm xúc.
Nền giáo dục âm nhạc Nhật Bản bắt đầu như thế nào?
-Cuối thế kỷ XIX đầu XX: Nhiều trí thức Nhật Bản đã đến Mỹ để nghiên cứu về hệ thống giáo dục.
-1880: Viện Âm nhạc được thành lập với tên gọi: Ủy ban nghiên cứu Âm nhạc (Ongaku torishirabe gakari).
-Từ 1881-1883: Nhà giáo dục âm nhạc nổi tiếng người Mỹ là Luther Whiting Mason đã làm cố vấn và cùng tham gia vào các dự án Giáo dục Âm nhạc ở Nhật Bản.
+ Dẫn đến việc chỉnh lý Chương trình Giáo dục Meiji.
+ Hình thành Hệ thống Luật Giáo dục cơ bản.
+ Âm nhạc đã trở thành một môn học trong nhà trường, nhưng rồi có đôi lần bị tạm dừng bởi một số lý do cho đến thời đại của Hiện đại hóa và Tây phương hóa.
-Giáo dục Âm nhạc như một phần của công nghiệp hóa và hiện đại hóa: tiến hành cải cách theo quá trình từ trên xuống
Luther Whiting Mason (1818-1896)
-Nhà giáo dục người Mỹ.
-Tác giả sách giáo khoa Âm nhạc đầu tiên ở Mỹ.
-Là người biên soạn ba phương pháp giáo dục Âm nhạc tại Châu Âu.
-Tìm ra Phương pháp Rote-singing (Hát theo lối thuộc lòng).
-Tham gia vào các hoạt động truyền giáo.
Tóm tắt
-Nhật Bản luôn luôn kiểm soát chặt chẽ về vấn đề “xâm lăng văn hóa”.
-Hạn chế và cẩn trọng khi nhắc đến những khái niệm tôn giáo (Kito Giáo) trong bất kỳ nội dung giáo dục nào.
-Phương pháp giảng dạy cũng không tránh khỏi bị thay đổi theo.
-Trong đó, Âm nhạc là điều được truyền tải thành công nhất.
-Được xem như một sự chuyển biến về văn hóa.
Những cách biến đổi nền văn hóa
-Thay đổi có mục đích: Văn hóa bản địa được quan tâm một cách rõ ràng hoặc được xem như chiến lược mạnh mẽ để đào thải những ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai.
-Những thay đổi không tránh khỏi: Văn hóa du nhập từ nước ngoài đã buộc thay đổi đặc tính để phù hợp hơn với nền văn hóa bản địa.
Những chuyển biến về Giáo dục Âm nhạc
-Những năm1957: Việc giới thiệu âm nhạc truyền thống Nhật Bản được xem như chuẩn mực của sự đánh giá về nhận thức âm nhạc.
-Thập niên 1960: Nhạc cụ được sử dụng cho mục tiêu Giáo dục Âm nhạc.
-Thập niên 1960 đến 1970: Sự ra đời của Ban nhạc diễu hành (Marching Band).
-Thập niên1970: Xuất hiện dàn hợp ca ở Trung học.
-Thập niên 1980: Các tiết mục âm nhạc trở nên phổ biến và được yêu thích.
-Thập niên 1980: Sáng tạo âm nhạc.
-Thập niên 1990: Xuất hiện các thể loại âm nhạc phi Tây phương khác.
Những tranh luận về Giáo dục Âm nhạc
-1960s: Tranh luận về âm nhạc thuần Phương Tây và nền âm nhạc phối hợp giữa Phương Tây và dân ca Nhật Bản.
-1970s: Tranh luận về giá trị Giáo dục và Giá trị của Âm nhạc.
-1970s: Tranh luận về sự hòa nhập của nền âm nhạc Nhật Bản và nền âm nhạc thế giới.
-1980s: Tranh luận về hệ thống nốt Đô cố định (Fixed Do) và Đô di chuyển (Movable Do) trong phương pháp dạy xướng âm (tập đọc nhạc).
-1990s: Tranh luận về triết lí sư phạm “Học sinh làm trung tâm” hay “Giáo viên làm trung tâm”.
-1997s: Tranh luận về tích hợp Âm nhạc trong các môn học khác.
GIÁO DỤC ÂM NHẠC Ở NHẬT BẢN HIỆN NAY
Đặc điểm của trường Giáo dục Âm nhạc ở Nhật Bản
Hệ thống trường học
Trình độ của Giáo viên
Tiêu chuẩn Quốc gia
Giáo viên âm nhạc
Sách giáo khoa âm nhạc và dụng cụ học tập
Kế hoạch và phương pháp dạy học
Giáo sinh giảng dạy
Cơ sở vật chất (lớp học)
Sự so sánh và triển vọng
Hệ thống trường học và lớp học Âm nhạc ở Nhật Bản
Mẫu giáo (từ 3~5 tuổi) |
Không bắt buộc |
Môn học |
Giáo viên phụ trách lớp (không chuyên nhạc) |
Âm nhạc phổ thông |
Tiểu học (lớp 1-6) |
Bắt buộc |
Âm nhạc |
Giáo viên đứng lớp hoặc giáo viên chuyên âm nhạc |
Âm nhạc phổ thông |
Trung học cơ sở (lớp 7-9) |
Bắt buộc |
Âm nhạc |
Giáo viên chuyên âm nhạc |
Âm nhạc phổ thông |
Trung học phổ thông (lớp 10-12) |
Không bắt buộc |
Âm nhạc |
Giáo viên chuyên âm nhạc |
Âm nhạc phổ thông |
Chứng chỉ âm nhạc quy định
Trường học |
Loại bằng/chứng chỉ |
Trình độ Học vấn |
Kỹ năng âm nhạc |
Mẫu giáo (từ 3~5 tuổi) |
Mẫu giáo |
Tốt nghiệp Cao đẵng trở lên |
Kỹ năng mầm non tốt |
Tiểu học (lớp 1-6) |
Tiểu học hoặc trung học cơ sở |
Tốt nghiệp Cao đẵng trở lên |
Kỹ năng đứng lớp tiêu chuẩn |
Trung học cơ sở (lớp 7-9) |
Trung học cơ sở |
Tốt nghiệp Cao đẵng trở lên |
Trình độ trung cấp với các kỹ năng âm nhạc |
Trung học phổ thông (lớp 10-12) |
Trung học phổ thông |
Tốt nghiệp Đại học trở lên |
Kỹ năng và kiến thức âm nhạc ở trình độ cao, kết hợp kỹ năng giảng dạy |
Tiêu chuẩn Quốc gia
-Khóa học: Gakushū Shidō Yōryō (学習指導要領)
-Áp dụng chương trình tiêu chuẩn quốc gia cho mọi cơ sở giáo dục.
-Áp dụng đối với tất cả các môn học, bao gồm âm nhạc, đạo đức và các hoạt động đặc biệt.
-Nếu không tuân theo sẽ bị xử phạt (Ví dụ: Việc triển khai dạy hát Quốc ca Nhật Bản).
Tiêu chuẩn Âm nhạc quốc gia
-Nuôi dưỡng tinh thần, thẩm mỹ, cảm xúc.
-Luôn xem Âm nhạc như mục tiêu cuối cùng.
-Nhấn mạnh đến thái độ, tinh thần học tập hơn là thành tích.
-Chương trình giảng dạy của giáo viên.
-Giáo trình rõ ràng, đảm bảo tính hệ thống.
Sách giáo khoa Âm nhạc và dụng cụ học tập
-Học sinh được sử dụng miễn phí.
-Biên soạn riêng, phù hợp cho từng khối lớp.
-Bao gồm các hoạt động hát, chơi nhạc cụ, nghe và thực hành âm nhạc.
-Các thể loại nhạc: Nhạc Phương Tây, nhạc phổ thông, nhạc truyền thống Nhật Bản, âm nhạc của các quốc gia khác (Châu Á).
-Sáng tác âm nhạc đơn giản nhất.
Kế hoạch giảng dạy và Phương pháp
-Chủ đề: Tập trung tính hiệu quả.
-Mục tiêu: Tập trung vào thái độ.
-Giải thích về Vật liệu giảng dạy.
-Phân tích về lớp học.
-Đánh giá: Xác định vào bốn lĩnh vực (sự yêu thích và thái độ, phương tiện để biểu hiện tình cảm, kỹ năng âm nhạc, khả năng nghe).
-Dự đoán về phản ứng và đánh giá của học sinh về mỗi bước giảng dạy phải được viết rõ ra.
-Luôn luôn sử dụng bảng và khung đánh giá.
-Tập trung vào việc kiểm soát, quan sát hơn là việc hướng dẫn.
Sinh viên thực hành giảng dạy
-Đã hoàn thành năm thứ 3.
-Sinh viên chỉ được biết về đề tài nghiên cứu cũng như giáo viên hướng dẫn một vài tuần trước đó.
-Sinh viên sẽ thực hành giảng dạy như một công việc làm thêm (part-time).
-Giáo sư hướng dẫn với tư cách khách mời.
-Sinh viên thường sẽ quên một vài kiến thức khi thực hành thực tế.
THỰC TIỄN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LỚP HỌC ÂM NHẠC
Lớp học Âm nhạc
-Được trang bị một đàn piano.
-Thiết bị nghe - nhìn tốt.
-Thường được thiết kế ở tầng cao nhất trong trường.
-Trang trí bằng tranh ảnh các nhà soạn nhạc nổi tiếng.
-Học sinh sẽ chào hỏi khi bắt đầu hoặc kết thúc lớp học, nhưng không xếp hàng ra vào lớp.
-Lớp học được chiếu sáng đầy đủ chủ yếu bằng ánh sáng tự nhiên.
So sánh tiêu chuẩn Quốc gia giữa Mỹ và Nhật Bản
Mỹ |
Nhật Bản |
Hướng dẫn |
Giáo trình |
Kết quả |
Thái độ |
Linh hoạt, có thể thay đổi |
Rất chặt chẽ |
9 khu vực |
2 khu vực |
Chọn 1 trong 4 môn nghệ thuật |
Tùy từng môn |
So sánh giáo viên âm nhạc giữa Mỹ và Nhật Bản
Mỹ |
Nhật Bản |
Có thể tự soạn thảo giáo trình |
Tuân theo tiêu chuẩn |
Tập trung vào việc giảng dạy |
Có các hoạt động ngoài giáo dục âm nhạc |
Hiếm khi đứng lớp trực tiếp |
Đứng lớp thường xuyên |
Uyển chuyển trong thời gian dạy âm nhạc |
Thiếu thời gian nâng cao trình độ giảng dạy |
Được cho phép sáng tạo và có Phương hướng riêng |
Tuân theo tiêu chuẩn => khó được làm theo chủ kiến |
So sánh sinh viên thực hành giảng dạy giữa Mỹ và Nhật Bản
Mỹ |
Nhật Bản |
Thời gian thực hành giảng dạy: 10- 16 tuần |
4 tuần trở lên |
Giáo sư trực tiếp hướng dẫn và sinh viên thực hành |
Giáo sư hướng dẫn với tư cách khách mời |
Đánh giá theo tiêu chuẩn của từng bộ môn |
Đánh giá bởi giáo viên hướng dẫn |
Nhà trường thông báo và tạo thời gian cho sinh viên đăng ký |
Chỉ thông báo và đăng ký trước một vài tuần |
Soạn thảo kế hoạch giảng dạy theo các bước rất cần thiết để làm theo |
Soạn thảo kế hoặc giảng dạy được nhấn mạnh hơn việc thực hành |
Những vấn đề cần thảo luận
-Hợp tác giữa chuyên gia âm nhạc và giáo viên âm nhạc.
-Hệ thống bằng cấp.
-Xây dựng phương hướng riêng.
-Giáo trình đào tạo giáo viên.
-Đánh giá việc giáo dục Âm nhạc.
-Giữa âm nhạc Phương tây và âm nhạc Nhật Bản.
-Kỹ năng giảng dạy và tạo hứng thú học tập.
Một vài video về lớp học âm nhạc
-Lớp học âm nhạc buổi sáng
-Tiết học âm nhạc lớp 6
-Học sinh lớp 9 trải nghiệm Phương pháp lớp học “Moldau”.
-Biểu diễn: Biểu diễn ban nhạc diễu hành (tiểu học); Đồng ca (tiểu học); Đồng ca cùng nhạc cụ bộ hơi (trung học).
Triển vọng
-Thay đổi hệ thống bằng cấp.
-Giáo viên chủ động thay đổi giáo trình thay vì tuân theo chặt chẽ và không linh hoạt.
-Thiết lập triết lí giáo dục kiên định cho việc giáo dục Âm nhạc.
-Thay đổi chương trình đào tạo giáo viên.
-Âm nhạc vì mục tiêu giáo dục hướng đến Giáo dục thông qua Âm nhạc.
Mã an toàn:
Sở hữu và quản lý Website: Lê Anh Tuấn (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Ý kiến bạn đọc