Dưới đây là ví dụ về việc biên soạn đề kiểm tra 45 phút cho học kì I ở lớp 8 (kiểm tra viết).
A. Trắc nghiệm (6 điểm) Câu 1 (0,5 điểm). Hình ảnh nào dưới đây không có trong bài Mùa thu ngày khai trường? A. Vòm cây xanh lá B. Màu khăn thắm C. Rộng cánh chim bay D. Trang sách mới Câu 2 (0,5 điểm). Trong nét nhạc dưới đây của bài Lí dĩa bánh bò, quãng lớn nhất giữa hai nốt nhạc đặt gần nhau là quãng mấy? A. quãng 5 B. quãng 6 C. quãng 7 D. quãng 8 Câu 3 (0,5 điểm). Trong bài Tuổi hồng, giai điệu câu hát Đến trường thân quen vui ngày ngày giống với giai điệu của câu hát nào? A. Yêu sao bao tháng năm học trò B. Những lời thân thương câu hẹn hò. C. Tuổi hồng đẹp lắm nở thắm trên tay D. Khoảng trời bình yên rộng cánh chim bay. Câu 4 (0,5 điểm). Giai điệu dưới đây, phù hợp với câu hát nào trong bài Hò ba lí? A. Trèo lên trên rẫy khoai lang B. Ba lí tình tang ba lí tình tang C. Chẻ tre mà đan sịa D. Là hố hò khoan Câu 5 (0,5 điểm). Đây là tiết tấu mở đầu của bài Tập đọc nhạc nào? A. Tập đọc nhạc số 1- Chiếc đèn ông sao B. Tập đọc nhạc số 2- Trở về Su-ri-en-tô C. Tập đọc nhạc số 3- Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót D. Tập đọc nhạc số 4- Chim hót đầu xuân Câu 6 (0,5 điểm). Giai điệu dưới đây có trong bài Tập đọc nhạc nào? A. Tập đọc nhạc số 1- Chiếc đèn ông sao B. Tập đọc nhạc số 2- Trở về Su-ri-en-tô C. Tập đọc nhạc số 3- Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót D. Tập đọc nhạc số 4- Chim hót đầu xuân Câu 7 (0,5 điểm). Câu “Ngủ ngon A-kay ơi” là câu hát mở đầu trong bài hát nào của nhạc sĩ Trần Hoàn? A. Sơn nữ ca B. Lời người ra đi C. Lời ru trên nương D. Lời Bác dặn trước lúc đi xa Câu 8 (0,5 điểm). Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã dùng chất liệu âm nhạc vùng miền nào để sáng tác bài Bóng cây kơ-nia? A. Dân ca miền núi phía Bắc B. Dân ca đồng bằng Bắc Bộ C. Dân ca Nam Bộ D. Dân ca Tây Nguyên Câu 9 (0,5 điểm). Trong các nhạc cụ sau, loại nào ra đời sớm nhất? A. Thanh phách B. Trống C. Mõ D. Đàn đá Câu 10 (0,5 điểm). Có điểm gì giống nhau giữa cồng, chiêng, đàn t’rưng và đàn đá? A. Cùng chất liệu B. Cùng có ở Nam Bộ C. Ra đời từ rất lâu D. Phát ra âm thanh khi gõ vào Câu 11 (0,5 điểm). Một bài hát có hoá biểu 3 dấu thăng, đó là những nốt nào thăng? A. Đô thăng, Rê thăng, Mi thăng B. Rê thăng, Mi thăng, Pha thăng C. Pha thăng, Son thăng, La thăng D. Pha thăng, Đô thăng, Son thăng Câu 12 (0,5 điểm). Một bài hát có hoá biểu 2 dấu giáng, đó là những nốt nào giáng? A. Đô giáng, Rê giáng B. La giáng, Si giáng C. Si giáng, Mi giáng D. Mi giáng, Pha giáng B. Tự luận (4 điểm) Câu 13 (1 điểm). Có bạn chép nhạc bài Tập đọc nhạc số 3- Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót bị sai một vài nốt, em hãy phát hiện và sửa lại cho đúng. Câu 14 (1 điểm). Thế nào là giọng song song. Hãy nêu một ví dụ. Câu 15 (1 điểm). Thế nào là giọng cùng tên. Hãy nêu một ví dụ. Câu 16 (1 điểm). Hãy viết cảm nhận của em về bài hát Một mùa xuân nho nhỏ của nhạc sĩ Trần Hoàn. |
Tiêu chí kĩ thuật của đề kiểm tra trên.
Nội dung kiến thức cần đánh giá |
Cấp độ tư duy cần đánh giá |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng ở mức độ thấp |
Vận dụng ở mức độ cao |
|
Học hát |
|
Câu 2 |
Câu 1, 3 |
Câu 4 |
Nhạc lí |
Câu 11, 12 |
Câu 14, 15 |
|
|
Tập đọc nhạc |
|
|
|
Câu 5, 6, 13 |
Âm nhạc thường thức |
Câu 7, 9 |
Câu 8, 10 |
Câu 16 |
|
Tổng số câu hỏi |
4 |
5 |
3 |
4 |
Tổng số điểm |
2 |
3,5 |
2 |
2,5 |
Tỷ lệ |
20% |
35% |
20% |
25% |
Đề kiểm tra trên chỉ được sử dụng khi trong quá trình dạy học, giáo viên đã hướng dẫn học sinh nắm bắt được các kiến thức và kĩ năng cần thiết. Ví dụ ở câu 7, nếu học sinh chưa từng được nghe bài Lời ru trên nương của nhạc sĩ Trần Hoàn, thì các em sẽ không thể biết câu “Ngủ ngon A-kay ơi” chính là câu hát mở đầu của bài hát đó.
Mã an toàn:
Sở hữu và quản lý Website: Lê Anh Tuấn (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Ý kiến bạn đọc