Thực hiện đổi mới giáo dục Âm nhạc trong trường phổ thông Việt Nam, căn cứ theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, những nghiên cứu trong năm 2014 của Phòng Nghệ thuật (thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) đã xác định: học nhạc cụ là một nội dung trong Chương trình- Sách giáo khoa Âm nhạc mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đầu năm 2015, Phòng Nghệ thuật đã tổ chức thử nghiệm dạy sáo Recorder tại 3 trường ở Hà Nội là tiểu học Thành Công A, THCS Thực nghiệm (quận Ba Đình) và THCS Nguyễn Trường Tộ (quận Đống Đa). Sau khi khảo sát và đánh giá kết quả thử nghiệm, công ty Âm nhạc Yamaha Việt Nam hợp tác với Phòng Nghệ thuật- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức lớp Tập huấn giáo viên Âm nhạc cốt cán ở Hà Nội về sử dụng sáo Recorder, nhằm cung cấp cho giáo viên phương tiện và bồi dưỡng những phương pháp, kĩ thuật về sử dụng sáo Recorder trong dạy học môn Âm nhạc.
Lớp tập huấn kết hợp hội thảo được tổ chức tại trường tiểu học Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm) trong 3 ngày, từ 21.1.2016 đến 23.1.2016. Đại diện tập đoàn Yamaha Nhật Bản, hai chuyên gia giáo dục Âm nhạc là Daisuke Hayashi và Kiyoto Suzuki là giảng viên, giới thiệu về các nội dung tập huấn và trực tiếp hướng dẫn các học viên. Giáo viên Âm nhạc Hà Nội tham gia tập huấn được công ty Âm nhạc Yamaha Việt Nam cung cấp sáo Recorder, đĩa nhạc, và một số tài liệu hỗ trợ.
Ngày 23.1.2016, ông Jun Matsuura, Tổng giám đốc cùng ông Kenji Yamamura, Giám đốc công ty Âm nhạc Yamaha Việt Nam, đã đến thăm lớp tập huấn và phát Chứng chỉ cho học viên. Lớp tập huấn đã truyền cảm hứng cho các giáo viên Âm nhạc, mở ra hướng đi mới trong việc dạy nhạc cụ trong môn Âm nhạc, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc trong trường phổ thông Việt Nam trong tương lai.
1. Nội dung tập huấn
- Lịch sử nhạc cụ Recorder: sự phát triển của Recorder từ thế kỉ 16 đến nay.
- Các loại Recorder: Sopranino, Soprano, Alto, Terno, Bass, Great Bass.
- Cơ chế phím bấm của 2 loại Recorder Soprano: German System và Baroque System.
- Cấu tạo Recorder.
- Tư thế chơi Recorder: tư thế đứng và tư thế ngồi.
- Cách giữ và thổi Recorder: tay trái, tay phải, tiếp xúc của môi, lưỡi.
- Kĩ thuật ngắt âm (Tonguing): tiếp xúc của lưỡi trước và sau khi thổi.
- Phím bấm nhóm âm có cao độ trung bình (Si, La, Sol), thực hành bài: Crows, Beautiful Sunset, Hello my kids.
- Phím bấm nhóm âm cao (Do, Re), thực hành bài: Dancing in a circle, Mary had a little lamb, Farewell to winter, Marionette.
- Phím bấm nhóm âm thấp (Fa, Mi, Re, Do), thực hành bài: Bầu trời xanh, Múa vui.
- Phím bấm nhóm âm cao (Mi, Fa, Sol), thực hành bài: Làng tôi.
- Chơi với sách giáo khoa Âm nhạc (chơi hòa âm bè đơn giản, chơi dễ hơn do có sự bổ trợ của nốt nhạc, sử dụng các giai điệu khiến HS thích thú hơn): thực hành bài Lí cây xanh, Bắc kim thang.
- Hướng dẫn bảo trì Recorder (loại bỏ hơi nước bên trong thân ống, cách vệ sinh và bảo quản)
- Phím bấm các nốt nhạc thăng và giáng.
- Một số kĩ thuật đặc biệt khi chơi Recorder: Slur, Staccato, Portamento, Trill Fingering.
- Chơi hòa âm (2-3 bè) một số ca khúc: Làng tôi, Trên ngựa ta phi nhanh.
2. Danh sách giáo viên tham gia tập huấn
Lớp tập huấn có 24 học viên, bao gồm giáo viên các trường phổ thông ở Hà Nội, một số giảng viên đại học, cao đẳng, và chuyên gia giáo dục âm nhạc. Tên học viên được xếp theo thứ tự chữ cái.
TT |
Họ tên |
Cơ quan công tác |
1 |
Dương Vân Anh |
THCS Thịnh Liệt, Hoàng Mai |
2 |
Nguyễn Thế Châu |
THCS Ngọc Thụy, Long Biên |
3 |
Lê Minh Chiến |
Tiểu học Phan Chu Trinh, Ba Đình |
4 |
Nguyễn Quốc Công |
THCS Thành Công, Ba Đình |
5 |
Đào Thị Thu Hằng |
Tiểu học Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm |
6 |
Đỗ Thanh Hiên |
Đại học Thủ đô |
7 |
Nguyễn Mạnh Hùng |
Tiểu học Đặng Trần Côn, Thanh Xuân |
8 |
Lê Kim Hưng |
THCS Hoàn Kiếm, Hoàn Kiếm |
9 |
Hồ Thu Hương |
Viện Khoa học GD Việt Nam |
10 |
Lưu Thanh Mai Lan |
THCS Thực nghiệm, Ba Đình |
11 |
Nguyễn Mai Liên |
Tiểu học Nguyễn Du, Hoàn Kiếm |
12 |
Lê Nữ Diệu Linh |
THCS Nguyễn Tri Phương, Ba Đình |
13 |
Đào Khánh Ly |
Phòng giáo dục quận Thanh Xuân |
14 |
Nguyễn Thị Khánh Ly |
Tiểu học Nghĩa Dũng, Ba Đình |
15 |
Ngô Thị Mai |
Tiểu học Ngọc Khánh, Ba Đình |
16 |
Trần Văn Minh |
Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Cầu Giấy |
17 |
Hàn Giáng My |
THCS Lomonosov, Nam Từ Liêm |
18 |
Bùi Thị Bích Ngọc |
Tiểu học Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm |
19 |
Lê Cẩm Ngọc |
Phòng giáo dục quận Ba Đình |
20 |
Hàn Thu Phương |
THCS Hoàng Hoa Thám, Ba Đình |
21 |
Nguyễn Ngọc Tân |
Tiểu học Thành Công A, Ba Đình |
22 |
Nguyễn Hương Thảo |
THCS Nguyễn Trường Tộ, Đống Đa |
23 |
Vũ Văn Thông |
Tiểu học Vạn Phúc, Ba Đình |
24 |
Lê Anh Tuấn |
Viện Khoa học GD Việt Nam |
Một số hình ảnh về lớp tập huấn
Ông Jun Matsuura, Tổng giám đốc công ty Âm nhạc Yamaha Việt Nam (thứ 3 từ phải sang) trao Chứng chỉ cho học viên
Ông Kenji Yamamura, Giám đốc công ty Âm nhạc Yamaha Việt Nam (thứ 2 từ phải sang) giao lưu cùng các học viên
Ông Daisuke Hayashi, giảng viên lớp tập huấn trao Chứng chỉ cho học viên
Ông Kiyoto Suzuki, giảng viên lớp tập huấn (thứ 3 từ phải sang) trao Chứng chỉ cho học viên
Ông Nguyễn Quốc Hân, công ty Âm nhạc Yamaha Việt Nam trao Chứng chỉ cho học viên
Yamaha là thương hiệu nhạc cụ nổi tiếng, được thành lập từ năm 1887, khi ông Torakusu Yamaha sáng tạo ra cây đàn reed organ đầu tiên. Ngày nay, nhạc cụ Yamaha được phổ biến và được yêu thích trên toàn thế giới. Nhạc cụ Yamaha thể hiện sự kết hợp tinh tế của truyền thống với những tiến bộ của công nghệ hiện đại. Nhạc cụ Yamaha có khả năng truyền tải ngôn ngữ âm nhạc đẹp nhất, trau chuốt nhất, hòa với sự đam mê và sáng tạo của người chơi. Tập đoàn Yamaha nghiên cứu và sản xuất hàng trăm loại nhạc cụ, trong đó tiêu biểu là Piano, Guitar, Keyboard, ... và các sản phẩm trong lĩnh vực hòa nhạc, thu âm. Tập đoàn Yamaha đã hỗ trợ và tập huấn cho việc giáo dục âm nhạc tại nhiều nước trên thế giới. Lớp tập huấn cho giáo viên Âm nhạc cốt cán tại Hà Nội được ghi nhận là sự hợp tác đầu tiên giữa Yamaha và ngành giáo dục ở Việt Nam. |
đổi mới, giáo dục, âm nhạc, trường phổ, việt nam, phòng nghệ, viện khoa, nhạc cụ, nội dung, sách giáo, tổ chức, sáo recorder, hà nội, tiểu học, thành công, ba đình, thcs nguyễn, công ty, lớp tập, giáo viên, sử dụng, kĩ thuật, trần quốc, hoàn kiếm, tập đoàn, giảng viên, tập huấn, học viên, một số, giám đốc, chứng chỉ, phím bấm, tư thế, nhóm âm, thực hành, từ phải, trao cho
Mã an toàn:
Sở hữu và quản lý Website: Lê Anh Tuấn (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Ý kiến bạn đọc