Phân tích một vài định hướng đổi mới giáo dục Âm nhạc ở trường phổ thông Việt Nam

Đăng lúc: Thứ tư - 15/06/2016 11:03 - Người đăng bài viết: anhtuan
Phân tích một vài định hướng đổi mới giáo dục Âm nhạc ở trường phổ thông Việt Nam

Phân tích một vài định hướng đổi mới giáo dục Âm nhạc ở trường phổ thông Việt Nam

Hai trong số những định hướng đổi mới giáo dục Âm nhạc là: Xây dựng Chương trình môn Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; Thực hiện dạy nhạc cụ trong môn Âm nhạc ...

Lê Anh Tuấn, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Tại Hội thảo Khoa học Quốc gia về giáo dục Âm nhạc, Mĩ thuật và Thể chất ở trường phổ thông Việt Nam, do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tại thành phố Hải Phòng vào ngày 21 và 22/12/2012, Hội thảo đã thống nhất 7 định hướng đổi mới giáo dục Âm nhạc là:

- Giữ ổn định những thành tựu mà giáo dục Âm nhạc đã đạt được.

- Thực hiện giáo dục Âm nhạc cho học sinh ở trường Trung học phổ thông (lớp 10, 11, 12).

- Xây dựng Chương trình môn Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học Âm nhạc.

- Thực hiện dạy nhạc cụ trong môn Âm nhạc.

- Tăng cường giáo dục Âm nhạc mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

- Tăng cường sử dụng di sản trong giáo dục Âm nhạc.

Sau thời gian nghiên cứu, triển khai thực hiện những định hướng trên, chúng tôi xin phân tích về 2 định hướng: (1) Xây dựng Chương trình môn Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; (2) Thực hiện dạy nhạc cụ trong môn Âm nhạc.

1. Xây dựng Chương trình môn Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực của học sinh

Định hướng này đã được xác định trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trích dẫn: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”.

Một số câu hỏi cần trả lời:

Môn Âm nhạc cần góp phần phát triển những năng lực nào cho học sinh?

Môn Âm nhạc cần góp phần phát triển 8 năng lực chung và 5 năng lực đặc thù:

8 năng lực chung, cốt lõi

5 năng lực đặc thù

-Tự học

-Giao tiếp

-Hợp tác

-Giải quyết vấn đề và sáng tạo

-Thẩm mĩ

-Thể chất

-Tính toán

-Công nghệ thông tin và truyền thông

-Hoạt động âm nhạc (Học sinh làm được gì khi học âm nhạc?)

-Hiểu biết âm nhạc (Học sinh hiểu biết những gì?)

-Cảm thụ âm nhạc (Học sinh biểu hiện sự cảm nhận, cảm xúc, thái độ như thế nào?)

-Sáng tạo âm nhạc (Học sinh làm được điều gì độc đáo, mới lạ?)

-Ứng dụng âm nhạc (Học sinh ứng dụng những điều đã học như thế nào?)

 

Minh họa về cấu trúc 1 trong 5 năng lực đặc thù của môn Âm nhạc:

Năng lực

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Hoạt động âm nhạc

HS hát, chơi nhạc cụ, tập đọc nhạc, nhảy múa, … một mình và cùng người khác, để tạo ra âm thanh và môi trường âm nhạc.

Hát

-Hát đúng tư thế, hát tự nhiên, tập lấy hơi và hát rõ lời.

-Hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện được sắc thái và tình cảm của bài hát.

-Hát cùng mọi người và có thể hát một mình.

-Hát tập thể như: hòa giọng, nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng.

Hát

-Hát đúng tư thế, hát tự nhiên, tập lấy hơi và hát rõ lời.

-Hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện được sắc thái và tình cảm của bài hát.

-Hát cùng mọi người và có thể hát một mình.

-Hát tập thể như: hòa giọng, nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát bè, ...

Hát

-Hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện được sắc thái và tình cảm của bài hát.

-Phát triển kĩ năng hát bè và hát hợp xướng.

Nhạc cụ

-Độc tấu, hòa tấu nhạc cụ gõ và nhạc cụ giai điệu.

Nhạc cụ

-Độc tấu, hòa tấu nhạc cụ gõ và nhạc cụ giai điệu.

Nhạc cụ

-Độc tấu, hòa tấu nhạc cụ trong các ban nhạc học sinh.

Tập đọc nhạc

-Thể hiện đúng tiết tấu của bài TĐN.

-Đọc đúng tên nốt, đúng giai điệu bài TĐN.

-Đọc nhạc cùng mọi người và có thể đọc một mình.

-Luyện tập những cách đọc nhạc như: nối tiếp, đối đáp, ...

Tập đọc nhạc

-Thể hiện đúng tiết tấu của bài TĐN.

-Đọc đúng tên nốt, đúng giai điệu bài TĐN.

-Đọc nhạc cùng mọi người và có thể đọc một mình.

-Luyện tập những cách đọc nhạc như: nối tiếp, đối đáp, ...

-Đọc bản nhạc ở giọng Đô trưởng, sau đó tập đọc dịch giọng ở giọng Rê trưởng, Mi trưởng, ... Thực hiện tương tự với giọng La thứ.

Tập đọc nhạc

-Đọc đúng tên nốt, đúng giai điệu các bài hát được học.

-Tập đọc nhạc dịch giọng.

Hoạt động kết hợp

-Vỗ tay, gõ đệm, đánh nhịp, vận động, nhảy múa khi trình bày bài hát.

-Tham gia các trò chơi âm nhạc.

-Thực hiện bài tập thẩm âm, tiết tấu.

Hoạt động kết hợp

-Vỗ tay, gõ đệm, đánh nhịp, vận động, nhảy múa khi trình bày bài hát.

-Tham gia các trò chơi âm nhạc.

-Thực hiện bài tập thẩm âm, tiết tấu.

Hoạt động kết hợp

-Vỗ tay, gõ đệm, đánh nhịp, vận động, nhảy múa khi trình bày bài hát.

-Thực hiện bài tập thẩm âm, tiết tấu.

 

Làm cách nào để phát triển được 5 năng lực đặc thù?

Thứ nhất, phải xác định mục tiêu giáo dục Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực.

Giáo dục Âm nhạc giúp học sinh được:

- TRẢI NGHIỆM trong môi trường âm nhạc, thông qua các hoạt động: ca hát, nghe nhạc, vận động, nhảy múa, chơi nhạc cụ, tập đọc nhạc, trình diễn, sáng tạo âm nhạc.

- KHÁM PHÁ sự đa dạng của thế giới âm nhạc, nhận thức về mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hóa, lịch sử và các loại nghệ thuật, bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống.

- THỂ HIỆN bản thân bằng âm nhạc, phát triển những năng lực về thực hành, cảm thụ, sáng tạo, góp phần phát triển năng khiếu âm nhạc. Thể hiện sự quan tâm và yêu thích âm nhạc.

- ỨNG DỤNG những kiến thức và kĩ năng âm nhạc vào đời sống hàng ngày. Tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc.

Thứ hai, phải xác định được những nội dung dạy học Âm nhạc cơ bản, cần thiết và phù hợp. Nội dung chính là bối cảnh, là môi trường để phát triển các năng lực âm nhạc.

TT

Mạch

nội dung

Dạng bài

Lớp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

Học hát

Bài hát thiếu nhi

2

Dân ca Việt Nam

3

Bài hát nước ngoài

4

Thường

thức âm nhạc

Kể chuyện âm nhạc

 

 

 

 

5

Giới thiệu nhạc cụ

6

Nghe nhạc

7

Đời sống âm nhạc

8

Hình thức và thể loại

9

Danh nhân âm nhạc

 

 

 

10

Lí thuyết

âm nhạc

Kí hiệu âm nhạc

 

 

 

 

 

11

Các loại nhịp thông dụng

 

 

 

 

 

12

Lí thuyết âm nhạc cơ bản

 

 

 

13

Tập đọc

nhạc

Giọng Đô trưởng

 

 

 

14

Giọng La thứ

 

 

 

 

 

 

15

Tập đọc nhạc dịch giọng

 

 

 

 

 

 

 

16

Nhạc cụ

Nhịp điệu

17

Giai điệu

 

 

 

18

Hòa âm

 

 

 

 

 

 

Thứ ba, phải xây dựng được chuẩn kết quả học tập theo định hướng năng lực. Minh họa bằng nội dung và yêu cầu cần đạt về giáo dục Âm nhạc lớp 1, 2, 3:

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Học hát

Mỗi học kì, HS học 5-6 bài hát, trong đó có 1 bài dân ca, 1 bài hát nước ngoài, và các bài hát thiếu nhi. Các bài hát cần ngắn gọn, có nội dung và tính chất âm nhạc phù hợp với tuổi thiếu nhi, có từ 1-2 lời ca, âm vực trong phạm vi quãng 8 hoặc quãng 9, để HS dễ hát, dễ thuộc.

Hoạt động âm nhạc

-Hát đúng tư thế, hát tự nhiên, tập lấy hơi và hát rõ lời.

-Hát đúng giai điệu.

-Tự học để thuộc bài hát.

-Tập hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.

-Tập hát hòa giọng, nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng.

Hiểu biết âm nhạc

-Biết tên bài hát và tác giả.

-Biết chủ đề, nội dung bài hát.

-Tìm hiểu ý nghĩa lời ca trong bài hát.

Cảm thụ âm nhạc

-Thể hiện được sắc thái và tình cảm của bài hát.

-Hát nhấn đúng phách mạnh.

-Lựa chọn hình thức và cách hát hát phù hợp.

-Cảm nhận được sự thay đổi về cường độ trong khi hát: hát hơi nhỏ, trung bình hoặc hơi to.

-Cảm nhận được sự thay đổi về tốc độ trong những lần hát khác nhau: hát hơi chậm, trung bình hoặc hơi nhanh.

Sáng tạo âm nhạc

-Tìm động tác vận động phù hợp hoặc nhảy múa theo nhạc.

-Vẽ tranh minh họa cho bài hát.

-Dàn dựng, biểu diễn bài hát theo nhóm.

Ứng dụng âm nhạc

-Trình bày bài hát theo các hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

-Trình bày bài hát trong và ngoài nhà trường.

Thường thức âm nhạc

Mỗi học kì, HS nghe 1 câu chuyện âm nhạc.

Hiểu biết âm nhạc

-Biết tên câu chuyện và xuất xứ.

-Kể lại nội dung câu chuyện.

Cảm thụ âm nhạc

-Nghe và cảm nhận bản nhạc minh họa cho câu chuyện.

Sáng tạo âm nhạc

-Vẽ tranh minh họa cho câu chuyện.

Ứng dụng âm nhạc

-Kể lại câu chuyện cho người khác.

Mỗi học kì, HS nghe một số tác phẩm là ca khúc thiếu nhi, dân ca hoặc nhạc không lời.

Hiểu biết âm nhạc

-Biết tên bản nhạc, tác giả, xuất xứ, chủ đề.

Hoạt động âm nhạc

-Trình bày một nét nhạc hoặc một vài câu hát.

Cảm thụ âm nhạc

-Nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc hoặc vẻ đẹp của tác phẩm.

Sáng tạo âm nhạc

-Vận động hoặc nhảy múa theo nhạc.

-Đặt tên cho tác phẩm không lời hoặc vẽ tranh minh họa.

-Gõ đệm phù hợp với tác phẩm.

Ứng dụng âm nhạc

-Giới thiệu bản nhạc cho người khác.

Mỗi lớp, HS tìm hiểu về một số nhạc cụ, thể loại và đời sống âm nhạc, trò chơi âm nhạc.

Hiểu biết âm nhạc

-Biết tên nhạc cụ và một vài đặc điểm chính.

-Nêu vài nét về đời sống âm nhạc (đồng dao, trò chơi âm nhạc, thể loại bài hát).

Hoạt động âm nhạc

-Nghe các tác phẩm minh họa.

-Mô phỏng động tác chơi nhạc cụ.

-Hát và chơi trong bài đồng dao.

-Tham gia các trò chơi âm nhạc.

Cảm thụ âm nhạc

-Nhận biết âm sắc của nhạc cụ.

-Phân biệt các thể loại bài hát, ca khúc mang âm hưởng dân ca.

Sáng tạo âm nhạc

-Tự làm một nhạc cụ gõ đơn giản từ vật liệu sẵn có.

Ứng dụng âm nhạc

-Giới thiệu nhạc cụ cho người khác.

-Kể tên một nhạc cụ khác có đặc điểm tương tự.

-Tổ chức trò chơi âm nhạc trong và ngoài giờ học.

Nhạc cụ

-Lớp 1, 2, HS diễn tấu một số nhạc cụ gõ.

-Lớp 3, HS sử dụng nhạc cụ gõ kết hợp cùng với nhạc cụ cơ thể.

Hoạt động âm nhạc

-Sử dụng nhạc cụ đúng tư thế.

-Tạo ra âm thanh rõ ràng, chuẩn xác.

Hiểu biết âm nhạc

-Nêu được chất liệu, đặc điểm của nhạc cụ.

Cảm thụ âm nhạc

-Cảm nhận được các âm hình tiết tấu.

-Cảm nhận sự hòa hợp của âm thanh khi hòa tấu hoặc gõ đệm.

Sáng tạo âm nhạc

-Ứng tác lời cho phù hợp với tiết tấu.

-Tự làm ra nhạc cụ gõ đơn giản.

Ứng dụng âm nhạc

-HS sử dụng nhạc cụ gõ cùng với nhạc cụ cơ thể để đệm cho bài hát, bài TĐN hoặc hòa tấu.

 

2. Thực hiện dạy nhạc cụ trong môn Âm nhạc

Một số câu hỏi cần trả lời:

Tại sao cần dạy nhạc cụ trong môn Âm nhạc?

Giáo dục Âm nhạc trong trường phổ thông ở các nước dạy học sinh cách chơi 1 hoặc một vài nhạc cụ, bởi vì:

- Học nhạc cụ làm phong phú về nội dung và môi trường dạy học Âm nhạc.

- Học nhạc cụ giúp HS được học Âm nhạc bằng đa giác quan: mắt nhìn, tai nghe, tay được tiếp xúc và chơi nhạc cụ, ...

- Học nhạc cụ giúp HS được trải nghiệm và phát triển được các năng lực thực hành, cảm thụ, ứng dụng âm nhạc, góp phần phát triển năng khiếu âm nhạc.

- Nhiều HS không có khả năng ca hát, nhưng có thể chơi được 1 nhạc cụ đơn giản, vì vậy nhạc cụ chính là phương tiện để các em thể hiện được bản thân mình.

- Học nhạc cụ còn giúp HS phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, tự học và nhiều năng lực khác.

Chọn nhạc cụ nào để dạy cho học sinh Tiểu học và THCS ở Việt Nam?

Trong trường phổ thông ở Việt Nam, lớp học trung bình có khoảng 45 HS (nhiều lớp ở trường trọng điểm, sĩ số HS còn vượt xa con số này), vì vậy cần chọn nhạc cụ đáp ứng các yêu cầu:

-Dễ tạo ra âm thanh.

-Cao độ chuẩn xác, dễ hòa tấu với nhạc cụ khác.

-Hình thức nhỏ gọn.

-Giá phù hợp.

-Dễ sử dụng.

-Độ bền cao, không bị hỏng.

-Đảm bảo vệ sinh học đường.

Với những yêu cầu trên, loại nhạc cụ được chọn là cây sáo recorder. Sáo recorder có xuất xứ từ Scotland và Ireland, là nhạc cụ được dùng phổ biến trong trường phổ thông ở các nước.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm giờ học Âm nhạc tại trường tiểu học Taimei ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, tháng 8 năm 2014, học sinh đang chơi sáo recorder

Những việc đã làm để thực hiện dạy nhạc cụ trong môn Âm nhạc?

Thứ nhất, Phòng Nghệ thuật- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã thử nghiệm dạy recorder trong 3 trường ở Hà Nội, thời gian từ tháng 1-2015 đến tháng 5-2015. Đó là 3 trường: tiểu học Thành Công A, Ba Đình, do giáo viên Nguyễn Ngọc Tân phụ trách; THCS Thực nghiệm, Ba Đình, do giáo viên Lưu Thanh Mai Lan phụ trách; THCS Nguyễn Trường Tộ, Đống Đa, do giáo viên Nguyễn Hương Thảo phụ trách.

Kết quả thử nghiệm là nhiều HS tự mua recorder, các em thể hiện niềm yêu thích và say mê với nhạc cụ này. Phương pháp dạy học chủ yếu là thị tấu: HS vừa quan sát nốt nhạc, vừa thổi giai điệu. Hầu hết HS đều chơi thành công  các bài tập thực hành, nhiều em tự tập thêm bài tập khác ở ngoài giờ học. Trong mỗi buổi học, HS có thể chơi được 1-2 bản nhạc ngắn, đơn giản.

Thứ hai, Phòng Nghệ thuật- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã hợp tác với Nhạc cụ YAMAHA tập huấn giáo viên Âm nhạc cốt cán ở Hà Nội về sử dụng sáo Recorder (Hội thảo- lớp tập huấn số 1) trong 3 ngày, từ 21 tháng 1 đến 23 tháng 1-2016. Hai chuyên gia là Daisuke Hayashi và Kiyoto Suzuki đã tập huấn cho 24 chuyên gia và GV cốt cán của Hà Nội. Địa điểm tập huấn tại trường tiểu học Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thứ ba, nghiên cứu và đưa nội dung nhạc cụ vào Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc và SGK Âm nhạc mới. Trước mắt nhạc cụ sẽ là nội dung tự chọn, đảm bảo tính phân hóa, nhà trường nào có điều kiện, GV nào có khả năng sẽ thực hiện nội dung này. Những nơi nào chưa có điều kiện sẽ triển khai sau.

Thay lời kết, xin giới thiệu vài hình ảnh về việc Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản dự giờ Âm nhạc tại trường tiểu học Thành Công A, Ba Đình, Hà Nội.

Ngày 5/5/2016, ông Hiroshi Hase - Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản đã đến thăm trường tiểu học Thành Công A, Ba Đình, Hà Nội.

Ông Hiroshi Hase đã dự giờ học Âm nhạc, do thầy Nguyễn Ngọc Tân phụ trách, nghe HS chơi 8 bản nhạc ngắn. Ông bộ trưởng vui mừng, khuyến khích và động viên việc đổi mới giáo dục Âm nhạc, trong đó có nội dung dạy nhạc cụ cho học sinh, để các em được khám phá, giao tiếp và thể hiện bản thân trong môi trường âm nhạc, góp phần phát triển hài hòa về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mĩ.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-Music education wikipedia

-Hội thảo Khoa học Quốc gia về Giáo dục Âm nhạc ở trường phổ thông Việt Nam, tháng 12 năm 2012.

-Thông báo kết quả hội thảo khoa học quốc gia về giáo dục Âm nhạc, Mĩ thuật và Thể chất ở trường phổ thông Việt Nam (Số 80/ TB-BGDĐT), tháng 01 năm 2013.

-Chương trình giáo dục âm nhạc và SGK Âm nhạc của một số nước.

-Thử nghiệm dạy nhạc cụ trong môn Âm nhạc cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở (www.music.edu.vn).

-Công ty Âm nhạc Yamaha Việt Nam tập huấn giáo viên Âm nhạc cốt cán ở Hà Nội về sử dụng sáo Recorder (www.music.edu.vn).

-Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản dự giờ Âm nhạc tại trường tiểu học Thành Công A, Ba Đình, Hà Nội (www.music.edu.vn).

 

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Rss Feed



Ảnh đẹp

video



Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 11
  • Hôm nay: 11
  • Tháng hiện tại: 9814
  • Tổng lượt truy cập: 5520641

Chuyên Mục

Sở hữu và quản lý Website: Lê Anh Tuấn (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo)