Tập huấn về sử dụng di sản trong dạy học Âm nhạc ở trường phổ thông

Đăng lúc: Thứ sáu - 15/11/2013 09:43 - Người đăng bài viết: anhtuan
Tập huấn về sử dụng di sản trong dạy học Âm nhạc ở trường phổ thông

Tập huấn về sử dụng di sản trong dạy học Âm nhạc ở trường phổ thông

Tháng 11-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp cùng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch tổ chức Tập huấn về sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông (cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông), cho cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán và cán bộ ngành văn hóa của 63 tỉnh, thành phố.

Sau thời gian tổ chức thí điểm về sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông tại 7 tỉnh, đến cuối năm 2013, 3 môn học triển khai tập huấn đại trà trên toàn quốc là Âm nhạc, Địa lí, Lịch sử. Chương trình tập huấn diễn ra ở 5 địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt (Lâm Đồng), Vinh (Nghệ An), Đồ Sơn (Hải Phòng), Huế (Thừa Thiên- Huế).

Dưới đây là một số yêu cầu và nội dung của lớp tập huấn về sử dụng di sản trong dạy học Âm nhạc ở trường phổ thông:

Nội dung tập huấn

- Những vấn đề chung về sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông.

- Sử dụng di sản trong dạy học Âm nhạc ở THCS.

Mục tiêu tập huấn

Chuyên đề này nhằm giúp giáo viên:

- Tìm hiểu những thông tin cơ bản, cần thiết về di sản.

- Sử dụng di sản trong dạy học tích cực.

- Sử dụng di sản trong dạy học Âm nhạc ở THCS.

- Tập huấn cho giáo viên địa phương về sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông.

Hoạt động tập huấn

- Nghiên cứu tài liệu.

- Trao đổi, thảo luận.

- Giới thiệu về di sản ở địa phương.

- Thực hành (hát bài dân ca, múa điệu dân vũ, soạn bài và tập giảng, xây dựng kế hoạch triển khai ...).

- Tham quan, học tập, trải nghiệm về di sản...

 

1. Những vấn đề chung về sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông

Những vấn đề cần được trả lời (5W1H)

What- Di sản là gì?

When- Sử dụng vào lúc nào?

Where- Sử dụng ở đâu?

Who- Ai sử dụng?

Why- Tại sao phải sử dụng?

How- Sử dụng như thế nào?

What- Di sản là gì?

Là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Di sản luôn ở xung quanh chúng ta, có thể là những công cụ mà chúng ta sử dụng hàng ngày, như tiếng nói, chữ viết, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò vè, ... có thể là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, ... Di sản là thành phần quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc.

Di sản văn hóa được chia thành 2 loại:

- Di sản văn hóa vật thể: di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia...

- Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công, ...

Di sản còn được phân chia theo mức độ phổ biến và giá trị:

- Di sản thế giới:

- Di tích quốc gia đặc biệt:

- Di tích quốc gia:

- Di tích cấp tỉnh:

Why- Tại sao phải sử dụng di sản trong dạy học?

- Luật Giáo dục,  Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục: “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”.

- Khuyến nghị của UNESCO: “Khuyến nghị về bảo vệ văn hóa truyền thống và văn hóa dân gian”.

-  Với di sản: góp phần bảo vệ, gìn giữ, tuyên truyền, phổ biến, quảng bá các di sản Việt Nam.

-  Với học sinh: được học tập những nội dung có giá trị, gắn với thực tiễn, các em được trải nghiệm, phát triển các năng lực, ...

Why- Tại sao nhà trường đã sử dụng di sản trong dạy học mà cần tiếp tục chú ý tới vấn đề này?

Các lí do chủ yếu là:

- Tiếp tục cập nhật (di sản đã từng sử dụng nhưng có thêm thông tin mới).

- Tô đậm (làm rõ nét hơn).

- Bổ sung (những di sản mới được công nhận hoặc được phát hiện).

- Phù hợp điều kiện mới (đi tham quan, giao lưu với nghệ nhân, sử dụng Internet trong dạy học ...).

How- Sử dụng di sản trong dạy học như thế nào?

- Hình thức sử dụng: (1) Dạy học trên lớp; (2) Dạy học tại di sản; (3) Tổ chức hoạt động ngoại khóa; (4) Học tại gia đình và cộng đồng... Với hình thức dạy học trên lớp, không dạy về di sản như 1 nội dung mới, chủ yếu dùng di sản để hỗ trợ về các nội dung hiện hành.

- Mức độ sử dụng: sử dụng di sản nhiều hay ít, đậm hay nhạt cần phù hợp điều kiện thực tiễn của nhà trường (khả năng của GV, cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường ...), đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, hiệu quả.

- Tần suất sử dụng: sử dụng đều đặn, thường xuyên sẽ hiệu quả hơn việc sử dụng ngắt quãng.

- Chú trọng đặc trưng địa phương: ví dụ khi giới thiệu về dân ca Việt Nam, Bắc Ninh nên tô đậm về quan họ, Thái Bình tô đậm về hát chèo, Hà Nội tô đậm về ca trù, ...

Kinh nghiệm của Dự án đưa quan họ vào trường PT ở Bắc Ninh, khắc phục 2 khó khăn: quan họ chủ yếu hát về tình cảm đôi lứa, nên phải chọn những bài, những chổ (đoạn) phù hợp với tuổi HS THCS; hiện không có GV ở THPT.

- Ngoài di sản ở địa phương, cần giới thiệu các di sản ở khắp đất nước, di sản thế giới... 

- Những yêu cầu về sử dụng di sản trong dạy học: (1) Đảm bảo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông (mục tiêu môn học) và mục tiêu giáo dục di sản; (2) Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo; (3) Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm; (4) Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện.

- Một số phương pháp dạy học tích cực sử dụng di sản: kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp và phương tiện hiện đại.

- Các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục với di sản: dạy học trên lớp; dạy học tại di sản; tổ chức hoạt động ngoại khóa ...

- Kiểm tra, đánh giá sử dụng di sản trong dạy học.

When- Sử dụng di sản trong dạy học vào lúc nào?

- Quá khứ: đã sử dụng (tiếng nói, chữ viết, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò vè, truyện cổ tích, dân ca, dân vũ ...).

- Hiện tại: đang sử dụng di sản trong nhiều môn học.

- Tương lai: cần chú trọng hơn, ví dụ đưa Nhã nhạc cung đình Huế, Hát xoan Phú Thọ, Ca trù, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ... vào nội dung học tập môn Âm nhạc.

Who- Ai sử dụng di sản trong dạy học?

- Nhà trường và giáo viên: giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách, giáo viên bộ môn, ...

- Cán bộ văn hóa, phụ trách bảo tàng.

- Nghệ nhân.

- Cha mẹ học sinh.

- Học sinh.

Where- Dạy học di sản ở đâu?

- Nhà trường, lớp học.

- Bảo tàng.

- Lễ hội.

- Gia đình.

- Cộng đồng.

- Thiên nhiên, ...

 

2. Sử dụng di sản trong dạy học Âm nhạc ở THCS

Các di sản được sử dụng trong dạy học Âm nhạc ở THCS

- 6 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, được UNESCO công nhận: Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca quan họ Kinh Bắc (2009), Ca trù (2009), Hát xoan (2011), Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013).

- Di sản tiêu biểu, đặc trưng ở địa phương.

- Di sản trên khắp đất nước và di sản âm nhạc thế giới.

Sử dụng các loại tư liệu về di sản trong dạy học

- Hình ảnh về di sản (lễ hội, trang phục, hát múa, nhạc cụ, ...).

- Âm thanh về di sản (đĩa nhạc, video).

- Thông tin về di sản (bài viết, câu chuyện hoặc xuất xứ về di sản).

- Hiện vật về di sản (nhạc cụ, cồng chiêng, trang phục, bản nhạc, ...).

Các tiết học Âm nhạc ở THCS cần sử dụng di sản

- Sơ lược về dân ca Việt Nam (lớp 6, tiết 11).

- Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến (lớp 6, tiết 14).

- Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn (lớp 6, tiết 26).

- Học hát: Bài Lí cây đa (lớp 7, tiết 4).

- Học hát: Bài Đi cắt lúa (lớp 7, tiết 19).

- Một số thể loại bài hát (lớp 7, tiết 21).

- Một số nhạc cụ dân tộc (lớp 8, tiết 21).

- Sơ lược về một vài thể loại nhạc đàn (lớp 8, tiết 21).

- Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca (lớp 9, tiết 13).

Thực hành xây dựng kế hoạch và giảng dạy các nội dung sử dụng di sản

- Sử dụng di sản dạy học trên lớp (1 trong 9 tiết Âm nhạc THCS).

- Kế hoạch dạy học tại di sản (ví dụ tham quan bảo tàng).

- Kế hoạch sử dụng di sản trong tổ chức hoạt động ngoại khóa (ví dụ giao lưu với nghệ nhân tại nhà trường).

Một vài hình ảnh các lớp tập huấn về sử dụng di sản trong dạy học Âm nhạc ở trường phổ thông:

Lớp tập huấn về sử dụng di sản trong dạy học Âm nhạc, tổ chức tại Nghệ An

Nghe hát ví dặm tại câu lạc bộ dân ca xã Thanh Lĩnh, Thanh Chương, Nghệ An

Lớp tập huấn về sử dụng di sản trong dạy học Âm nhạc, tổ chức tại Hải Phòng

Nghe hát ca trù tại câu lạc bộ ca trù Hải Phòng

Nghe ca Huế tại thành phố Huế

 

Từ khóa:

n/a

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Rss Feed



Ảnh đẹp

video



Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 5
  • Hôm nay: 317
  • Tháng hiện tại: 317
  • Tổng lượt truy cập: 5622939

Chuyên Mục

Sở hữu và quản lý Website: Lê Anh Tuấn (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo)