- Âm nhạc là môn học có tuổi đời non trẻ, năm 2002 mới được triển khai đại trà trên phạm vi toàn quốc ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở. Dù trước đó, nhiều trường Tiểu học, THCS và có cả một số trường Trung học phổ thông đã tổ chức dạy học Âm nhạc, nhưng phạm vi không rộng, nơi nào có điều kiện thì mới thực hiện. Hiện nay, nhu cầu được học Âm nhạc của HS là rất lớn, ở những trường có GV chuyên về giảng dạy Âm nhạc, hầu hết HS đều yêu thích môn học này. Cán bộ quản lí giáo dục và GV các môn khác cũng cho rằng, giáo dục Âm nhạc là cần thiết để cân bằng giữa các nội dung học tập, tránh quá tải và góp phần giáo dục toàn diện cho HS ở Việt Nam. Môn Âm nhạc thực sự đã đem lại không khí vui tươi, sôi nổi trong nhà trường, làm HS cảm thấy hào hứng hơn trong học tập.
- Thông tin về số trường và số lượng GV dạy Âm nhạc ở Tiểu học và THCS trong phạm vi toàn quốc (số liệu từ Vụ GD Tiểu học và Vụ GD Trung học, tháng 8 năm 2010).
|
Số trường |
Số GV dạy Âm nhạc (trong biên chế và hợp đồng) |
Tiểu học |
15.157 |
9.874 |
THCS |
10.769 |
9.932 |
|
Tổng số: 25.926 |
Tổng số: 19.806 |
Nếu trung bình mỗi trường cần có 1 GV dạy Âm nhạc, thì ít nhất là 5.283 trường Tiểu học và 837 trường THCS hiện vẫn chưa có GV dạy môn học này. Những địa phương còn thiếu nhiều GV dạy Âm nhạc là Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Đăk Nông, Đăk Lăk, Ninh Thuận, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang… Trong khi đó, tại Hà Nội, mỗi năm có hàng trăm sinh viên tốt nghiệp hệ sư phạm Âm nhạc từ những trường như ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, ĐH Sư phạm Hà Nội, Học viện Âm nhạc quốc gia Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, ĐH Nghệ thuật Quân đội, Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội… lại rất khó tìm được việc làm đúng với nghề được đào tạo của mình.
- Hiện nay Âm nhạc được dạy từ lớp 1 đến lớp 9, với thời lượng mỗi tuần 1 tiết, riêng lớp 9 chỉ học trong 1 học kì. Trong chương trình hiện hành, môn Âm nhạc gồm có các nội dung sau.
TT |
Mạch nội dung (dạng bài) của các phân môn |
Lớp |
|||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|||
1 |
Học hát
|
Bài hát thiếu nhi Việt Nam |
v |
v |
v |
v |
v |
v |
v |
v |
v |
2 |
Dân ca Việt Nam |
v |
v |
v |
v |
v |
v |
v |
v |
v |
|
3 |
Bài hát nước ngoài |
v |
v |
v |
v |
v |
v |
v |
v |
v |
|
4 |
Âm nhạc thường thức
|
Kể chuyện âm nhạc |
v |
v |
v |
v |
v |
|
|
|
|
5 |
Giới thiệu nhạc cụ |
|
v |
v |
v |
v |
v |
v |
v |
|
|
6 |
Nghe nhạc |
|
|
|
v |
v |
|
|
|
|
|
7 |
Giới thiệu tác giả, tác phẩm |
|
|
|
v |
v |
v |
v |
v |
v |
|
8 |
Các hình thức biểu diễn |
|
|
|
v |
v |
v |
v |
|
|
|
9 |
Một số vấn đề của đời sống âm nhạc |
|
|
|
|
|
v |
v |
v |
v |
|
10 |
Tập đọc nhạc
|
Giọng Đô trưởng |
|
|
|
v |
v |
v |
v |
v |
|
11 |
Giọng La thứ |
|
|
|
|
|
|
v |
v |
|
|
12 |
Giọng Son trưởng, Mi thứ, Pha trưởng, Rê thứ |
|
|
|
|
|
|
|
|
v |
|
13 |
Nhạc lí
|
Các loại nhịp |
|
|
|
|
|
v |
v |
v |
|
14 |
Các kí hiệu âm nhạc thông dụng |
|
|
|
|
|
v |
v |
|
|
|
15 |
Một số kiến thức nhạc lí khác |
|
|
|
|
|
v |
v |
v |
v |
Tóm tắt về nội dung của môn Âm nhạc ở từng lớp.
Lớp |
Nội dung tóm tắt |
1 |
Học 12 bài hát ngắn gọn; nghe 1-2 câu chuyện âm nhạc |
2 |
Học 12 bài hát ngắn gọn; nghe 1-2 câu chuyện âm nhạc; tìm hiểu một vài nhạc cụ dân tộc. |
3 |
Học 11 bài hát (trong đó có bài Quốc ca); nghe 1-2 câu chuyện âm nhạc; tìm hiểu một vài nhạc cụ dân tộc. |
4 |
Học 10 bài hát; học 8 bài Tập đọc nhạc; nghe nhạc; nghe 1-2 câu chuyện âm nhạc; tìm hiểu một vài nhạc cụ dân tộc. |
5 |
Học 10 bài hát; học 8 bài Tập đọc nhạc; nghe nhạc; nghe 1-2 câu chuyện âm nhạc; tìm hiểu một vài nhạc cụ phương tây. |
6 |
Học 8 bài hát; học 10 bài Tập đọc nhạc; một số kiến thức nhạc lí phổ thông; một số bài âm nhạc thường thức |
7 |
Học 8 bài hát; học 9 bài Tập đọc nhạc; một số kiến thức nhạc lí phổ thông; một số bài âm nhạc thường thức |
8 |
Học 8 bài hát; học 8 bài Tập đọc nhạc; một số kiến thức nhạc lí phổ thông; một số bài âm nhạc thường thức |
9 |
Học 4 bài hát; học 4 bài Tập đọc nhạc; một số kiến thức nhạc lí phổ thông; một số bài âm nhạc thường thức |
Như vậy, Học hát là nội dung xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 9, với tổng số 83 bài hát. Học hát là nội dung đặc trưng của môn Âm nhạc, là phương tiện giáo dục thẩm mĩ hiệu quả, nội dung này phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí và năng lực nhận thức của hầu hết HS.
Học Âm nhạc không tạo nên sự quá tải cho HS, nhiều em thích đến trường vì được vui chơi, ca hát. Môn học này hầu như không có bài tập về nhà (thông thường chỉ yêu cầu HS ôn tập lại bài hát hoặc sáng tạo động tác minh họa cho bài hát), giúp HS cân bằng giữa học tập và vui chơi, phát triển trí tưởng tượng và khả năng tư duy sáng tạo của các em.
- Đánh giá về Chương trình Giáo dục phổ thông môn Âm nhạc hiện hành (2006): Chương trình hiện hành có nhiều ưu điểm, nổi bật là trình bày rõ ràng và khoa học về những vấn đề lớn của môn học như: vị trí, mục tiêu, quan điểm xây dựng và phát triển chương trình, nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng, … Chương trình được biên soạn và được sử dụng là một thành công, là bước tiến lớn trong việc giáo dục Âm nhạc cho HS Tiểu học và THCS ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2002 đến nay.
Bên cạnh những ưu điểm lớn, Chương trình còn một vài hạn chế nhỏ, như: GV ít tiếp cận với chương trình, vẫn coi SGK là tài liệu có tính pháp lí cao nhất; tên phân môn Phát triển khả năng âm nhạc (ở Tiểu học) nên đổi thành Âm nhạc thường thức, cho thống nhất với THCS, bởi các nội dung của 2 phân môn này cũng tương tự nhau; Chương trình xếp dạy TĐN từ lớp 4, 5, nhưng đến lớp 6 mới dạy Nhạc lí là chưa phù hợp, vì chưa biết về Nhạc lí thì chưa có khả năng giải mã và phân tích về cao độ, trường độ, như vậy học TĐN sẽ chỉ mang tính chất truyền khẩu; Phân môn Nhạc lí chỉ nên dạy từ lớp 4 đến lớp 7, để HS có đủ kiến thức để thực hành âm nhạc.
- Đánh giá về sách giáo khoa Âm nhạc hiện hành: SGK Âm nhạc từ lớp 1 (ở lớp 1, 2, 3 nằm trong cuốn Nghệ thuật) đến lớp 9 có nhiều ưu điểm, nổi bật là các nội dung được chọn lọc đảm bảo tính khoa học, sư phạm, hệ thống. SGK có tính khả thi cao, tiện sử dụng, do đó được thực hiện đại trà rất thành công. Các nội dung có độ chính xác cao, cập nhật, kênh hình kênh chữ hài hòa, cân đối, đảm bảo thẩm mĩ.
Bên cạnh những ưu điểm lớn, đôi khi trong một số tiết của SGK vẫn còn một vài hạn chế nhỏ (điều khó tránh khỏi), ví dụ như: có tiết nội dung hơi nặng, có tiết nội dung lại hơi nhẹ; có một vài bài hát, bài TĐN còn hơi khó; sách chưa dành đủ mỗi học kì có 1 tiết dành cho địa phương tự chọn, … Sách giáo khoa ở THCS có một số kiến thức nhạc lí khó tiếp thu với HS. Bên cạnh đó, nhiều GV còn quá phụ thuộc vào SGK khi dạy học, chưa dạy bám sát theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Âm nhạc, chưa thể hiện sự linh hoạt và sáng tạo trong việc tổ chức dạy học môn học này.
- Thành tựu của việc giáo dục Âm nhạc: mỗi năm có hàng triệu HS ở Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 9 được học Âm nhạc. Môn học này giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mĩ; hình thành và phát triển các kĩ năng âm nhạc như: ca hát, nghe nhạc, tập đọc nhạc, vận động, nhảy múa, biểu diễn… góp phần làm đời sống tinh thần của các em trở nên phong phú, hài hòa và tốt đẹp hơn…
- Hạn chế của việc giáo dục Âm nhạc: Số lượng GV còn thiếu là hạn chế lớn, có khoảng 6.120 trường Tiểu học và THCS hiện vẫn chưa có GV dạy Âm nhạc. Chất lượng GV cũng không đồng đều do được đào tạo từ nhiều trường, với đủ trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học và thạc sĩ. GV dạy còn phụ thuộc quá nhiều vào SGK và SGV, ít hoặc chưa từng tiếp cận với Chương trình môn học. Thiết bị dạy học Âm nhạc còn thiếu thốn, chất lượng chưa tốt; Các GV Âm nhạc còn phải kiêm nhiệm nhiều việc như Tổng phụ trách Đội, phụ trách hoạt động Ngoài giờ lên lớp, đồng thời luôn phải tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong nhà trường nên rất vất vả, thường xuyên bị quá tải, trong khi chế độ đãi ngộ còn rất hạn chế…
Mã an toàn:
Sở hữu và quản lý Website: Lê Anh Tuấn (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Ý kiến bạn đọc