Xây dựng kế hoạch và đề kiểm tra

 

 

a) Kế hoạch kiểm tra

Việc kiểm tra, đánh giá có thể trở thành một gánh nặng cho giáo viên nếu họ làm việc thiếu kế hoạch, nhưng nếu giáo viên biết xây dựng một kế hoạch kiểm tra thích hợp, sẽ phần nào giảm được gánh nặng đó. Ví dụ về bản kế hoạch kiểm tra môn Âm nhạc ở Trung học cơ sở:

Lớp

Học kì I

Học kì II

Miệng

15’

45’

Học kì

Miệng

15’

45’

Học kì

6

Thực hành

Viết

Thực hành

Thực hành

Thực hành

Thực hành

Viết

Thực hành

7

Thực hành

Thực hành

Viết

Thực hành

Thực hành

Viết

Thực hành

Thực hành

8

Thực hành

Viết

Thực hành

Thực hành

Thực hành

Thực hành

Viết

Thực hành

9

Thực hành

Thực hành

Viết

Thực hành

(không học)

 

Thực hiện theo kế hoạch này sẽ giúp giáo viên giảm được gánh nặng khi phải chấm nhiều bài kiểm tra thực hành hoặc bài kiểm tra viết vào cùng một thời điểm. Và để kế hoạch thêm cụ thể, chúng ta nên có kèm theo bảng minh họa dưới đây.

TT

Hình thức - Nội dung

Miệng

và 15’

- Thực hành (cá nhân, cặp, nhóm): Trình bày bài hát đã học, hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc. Trình bày bài Tập đọc nhạc đã học kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp.

- Vấn đáp (cá nhân): Giới thiệu về nội dung Nhạc lí hoặc Âm nhạc thường thức đã học.

45 phút

- Trắc nghiệm (6 điểm), gồm 12 câu, thời gian thực hiện 25 phút.

- Tự luận (4 điểm), thời gian 20 phút.

Học hát (2 điểm), Tập đọc nhạc (2 điểm), Nhạc lí (3 điểm), Âm nhạc thường thức (3 điểm).

Học kì

Thực hành (cá nhân): Tự chọn và trình bày bài hát đã học (6 điểm). Đọc bài Tập đọc nhạc đã học theo yêu cầu của giáo viên (4 điểm).

 

b) Đề kiểm tra môn Âm nhạc

            Đây là một số đề kiểm tra của từng phân môn, thường được giáo viên sử dụng, ngoài những đề này, vẫn còn nhiều loại đề kiểm tra khác.

- Kiểm tra Học hát:

Đề kiểm tra

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

- Trình bày bài hát đã học.

- Trình bày bài hát đã học kết hợp gõ đệm.

- Trình bày bài hát đã học kết hợp vận động theo nhạc.

- Trình bày bài hát đã học kết hợp đánh nhịp.

- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, hát rõ lời, thể hiện được sắc thái của bài hát.

- Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc hoặc đánh nhịp.

- Kiểm tra bằng hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca.

- Nếu kiểm tra theo nhóm, nên để mỗi học sinh được hát một câu hoặc một đoạn.

 

- Kiểm tra Âm nhạc thường thức:

Đề kiểm tra

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Giới thiệu về nhạc cụ

- Nói đúng tên, hình dáng, đặc điểm của nhạc cụ.

- Mô tả sơ lược về âm sắc của nhạc cụ.

Nên cho học sinh quan sát tranh ảnh nhạc cụ.

 

Kể chuyện âm nhạc

Kể những nét chính của câu chuyện theo đúng trình tự.

- Nên cho học sinh quan sát tranh ảnh minh họa.

- Mỗi em có thể kể một đoạn.

Giới thiệu về tiểu sử và sáng tác âm nhạc của một nhạc sĩ

Nêu sơ lược vài nét về tiểu sử, nêu đặc điểm âm nhạc và một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ.

Nên dùng ở hình thức kiểm tra miệng, vấn đáp hoặc trắc nghiệm…

 

- Kiểm tra Tập đọc nhạc:

Đề kiểm tra

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

- Đọc bài Tập đọc nhạc đã học.

- Đọc bài Tập đọc nhạc kết hợp ghép lời ca.

- Đọc bài Tập đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ phách.

- Đọc bài Tập đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp đánh nhịp.

- Đọc đúng giai điệu (tên nốt, cao độ, trường độ). Hát đúng lời ca.

- Biết Tập đọc nhạc kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp.

 

- Học sinh được xem bài Tập đọc nhạc.

- Kiểm tra bằng hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca.

- Nếu kiểm tra theo nhóm, nên để mỗi học sinh được đọc một câu.

 

- Kiểm tra Nhạc lí:

Đề kiểm tra

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

- Giải thích ý nghĩa của nhịp 1 (1, 1 hoặc 1).

- Viết đoạn nhạc ở nhịp 1 có sử dụng kí hiệu dấu nối, dấu luyến, dấu lặng…

- Gạch nhịp cho đoạn nhạc viết ở nhịp 1.

- Nêu được số phách trong mỗi nhịp, phách nào mạnh, phách nào nhẹ…

- Viết các ô nhịp đúng trường độ, sử dụng kí hiệu âm nhạc hợp lí.

- Kiểm tra viết, thời gian khoảng 15 phút.

- Có thể kiểm tra miệng, vấn đáp hoặc trắc nghiệm…