Hội thi giáo viên dạy giỏi Âm nhạc THCS thành phố Hà Nội năm học 2011-2012

Hội thi giáo viên dạy giỏi Âm nhạc THCS thành phố Hà Nội năm học 2011-2012
Hội thi giáo viên dạy giỏi môn Âm nhạc ở THCS do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức, được diễn ra theo chu kì 5 năm một lần. Năm học 2011-2012, cùng với Âm nhạc, Sở GD&ĐT Hà Nội còn tổ thi giáo viên dạy giỏi 3 môn học khác là Mĩ thuật, Vật lí và Công nghệ.

Hội thi giáo viên dạy giỏi Âm nhạc THCS thành phố Hà Nội năm học 2011-2012 diễn ra từ ngày 17-2-2012 đến ngày 19-3-2012, có 29 giáo viên đại diện cho 29 quận huyện tham dự. Theo quy chế của Hội thi, các giáo viên phải trải qua 2 vòng thi lí thuyết và thực hành. Trong phần thi thực hành, mỗi giáo viên sẽ dạy 2 tiết trong chương trình Âm nhạc THCS hiện hành, trong đó có 1 tiết tự chọn và 1 tiết phải gắp thăm nội dung dạy học.

Ban giám khảo chấm thi giáo viên dạy giỏi môn Âm nhạc phần thực hành gồm có:

-Ông Bùi Đình Quang, chuyên viên phụ trách môn Âm nhạc Sở GD&ĐT Hà Nội: trưởng ban

-Nhạc sĩ Cao Minh Khanh, nguyên chuyên viên phụ trách môn Âm nhạc Sở GD&ĐT Hà Nội: thành viên

-Nhạc sĩ Đỗ Thanh Hiên, giảng viên trường CĐSP Hà Nội: thành viên

-Nhạc sĩ Bùi Anh Tú, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT: thành viên

-Nhạc sĩ Lê Anh Tuấn, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT: thành viên

Nội dung bài dạy thực hành của các giáo viên tham gia Hội thi (tên tiết dạy căn cứ theo sách giáo khoa Âm nhạc) :

TT

Họ tên giáo viên

Trường THCS

Ngày dạy

Bài dạy

thực hành

1

Phạm Thị Ánh Hồng

Lê Lợi (Hoàn Kiếm)

17-2-2012

Tiết 27 (lớp 7)

Tiết 25 (lớp 8)

2

Đỗ Tuấn Đạt

Phú Xuyên (Phú Xuyên)

18-2-2012

Tiết 24 (lớp 6)

Tiết 27 (lớp 8)

3

Nguyễn Thị Li Na

Thường Tín (Thường Tín)

18-2-2012

Tiết 24 (lớp 6)

Tiết 26 (lớp 6)

4

Trần Dương Sa

Phụng Thượng (Phúc Thọ)

21-2-2012

Tiết 26 (lớp 6)

Tiết 27 (lớp 7)

5

Bùi Thị Tám

Phương Đình (Đan Phượng)

21-2-2012

Tiết 22 (lớp 6)

Tiết 23 (lớp 6)

6

Lê Thị Thanh An

Nam Trung Yên (Cầu Giấy)

23-2-2012

Tiết 26 (lớp 7)

Tiết 27 (lớp 7)

7

Thi Thị Kim Phương

Lương Yên (Hai Bà Trưng)

23-2-2012

Tiết 26 (lớp 6)

Tiết 28 (lớp 7)

8

Hà Thị Vân

Tàm Xá (Đông Anh)

25-2-2012

Tiết 24 (lớp 6)

Tiết 26 (lớp 7)

9

Vũ Thị Thúy Hằng

Quảng An (Tây Hồ)

25-2-2012

Tiết 23 (lớp 6)

Tiết 24 (lớp 6)

10

Nguyễn Thị Năm

Sài Đồng (Long Biên)

28-2-2012

Tiết 26 (lớp 6)

Tiết 27 (lớp 7)

11

Nguyễn Thị Thu Trang

Kim Sơn (Gia Lâm)

28-2-2012

Tiết 24 (lớp 6)

Tiết 25 (lớp 8)

12

Phạm Quỳnh Anh

Mễ Trì (Từ Liêm)

1-3-2012

Tiết 26 (lớp 6)

Tiết 27 (lớp 6)

13

Nguyễn Thị Thu Thủy

An Khánh (Hoài Đức)

1-3-2012

Tiết 27 (lớp 7)

Tiết 24 (lớp 8)

14

Kiều Thị Lệ Thủy

Huy Văn (Đống Đa)

3-3-2012

Tiết 27 (lớp 6)

Tiết 24 (lớp 8)

15

Lê Nữ Diệu Linh

Phan Chu Trinh (Ba Đình)

3-3-2012

Tiết 26 (lớp 7)

Tiết 28 (lớp 8)

16

Nguyễn Thị Phương Nhung

Bê Tông (Chương Mỹ)

6-3-2012

Tiết 26 (lớp 6)

Tiết 27 (lớp 7)

17

Đào Khánh Ly

Việt An (Thanh Xuân)

6-3-2012

Tiết 27 (lớp 7)

Tiết 28 (lớp 7)

18

Nguyễn Thị Thu Thủy

Thanh Lâm A (Mê Linh)

9-3-2012

Tiết 27 (lớp 7)

Tiết 28 (lớp 7)

19

Ngô Thị Thủy

Phù Linh (Sóc Sơn)

9-3-2012

Tiết 26 (lớp 6)

Tiết 27 (lớp 7)

20

Nguyễn Thị Thu Hương

Vĩnh Hưng (Hoàng Mai)

10-3-2012

Tiết 26 (lớp 7)

Tiết 27 (lớp 7)

21

Nguyễn Thị Thảo Quyên

Duyên Hà (Thanh Trì)

10-3-2012

Tiết 27 (lớp 6)

Tiết 29 (lớp 6)

22

Nguyễn Văn Hưởng

Phùng Hưng (Sơn Tây)

13-3-2012

Tiết 31 (lớp 7)

Tiết 27 (lớp 8)

23

Mai Thị Yến

Phú Châu (Ba Vì)

13-3-2012

Tiết 26 (lớp 6)

Tiết 27 (lớp 6)

24

Phan Trọng Minh

Kiều Phú (Quốc Oai)

14-3-2012

Tiết 26 (lớp 7)

Tiết 28 (lớp 7)

25

Trần Quang Minh

Thạch Thất (Thạch Thất)

14-3-2012

Tiết 26 (lớp 8)

Tiết 28 (lớp 8)

26

Hà Thanh Hoa

Nguyễn Trực (Thanh Oai)

16-3-2012

Tiết 26 (lớp 6)

Tiết 27 (lớp 7)

27

Nguyễn Thanh Huyền

Văn Yên (Hà Đông)

16-3-2012

Tiết 27 (lớp 6)

Tiết 28 (lớp 6)

28

Nguyễn Thị Hoài

Phúc Lâm (Mỹ Đức)

19-3-2012

Tiết 27 (lớp 6)

Tiết 27 (lớp 7)

29

Phạm Thị Ngọc Hà

Tảo Dương Văn (Ứng Hòa)

19-3-2012

Tiết 28 (lớp 6)

Tiết 29 (lớp 6)

 

Một số ưu điểm

- Năng lực dạy học môn Âm nhạc của giáo viên đã có nhiều tiến bộ so với thời gian trước, đặc biệt là về phương pháp dạy học và năng lực sử dụng công nghệ thông tin, … Vì vậy đa số các tiết học đều đạt được kết tốt.

- Các giáo viên đã truyền đạt được đầy đủ và chính xác nội dung của bài học, rõ trọng tâm và đạt được mục tiêu của tiết học.

- Hầu hết các giáo viên thể hiện năng lực âm nhạc khá tốt, như: ca hát, chơi nhạc cụ, múa và vận động, đánh nhịp, gõ đệm, bắt nhịp, …

- Các giáo viên sử dụng đa dạng và hiệu quả các phương pháp dạy học, phù hợp với đặc trưng của môn Âm nhạc và phát huy được tính tích cực của học sinh.

- Hầu hết giáo viên có sự chuẩn bị phong phú về phương tiện dạy học, như: giáo án điện tử, nhạc cụ của giáo viên và học sinh, tranh ảnh minh họa, video clip, đạo cụ cho phần trò chơi và biểu diễn của học sinh. Các phương tiện này đã hỗ trợ rất tốt trong hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh.

- Nhiều giáo viên đã thể hiện sự sáng tạo trong tiết dạy Âm nhạc thông qua các hoạt động như: sáng tác lời hát mới, thay đổi trình tự nội dung so với sách giáo khoa, sáng tạo nhạc cụ gõ, dàn dựng tiết mục biểu diễn, …

- Học sinh được học Âm nhạc bằng đa giác quan, với nhiều hoạt động như ca hát, vận động, nhảy múa, gõ đệm, đánh nhịp, trò chơi, thi đua, biểu diễn, … với nhiều hình thức như cá nhân, cặp đôi, nhóm, tổ, dãy, … Không khí các tiết học rất nhẹ nhàng, vui tươi, thân thiện, học sinh tỏ ra hào hứng và yêu thích môn Âm nhạc.

Một vài hạn chế

- Một số giáo viên soạn giáo án còn nhiều lỗi sai, ví dụ viết tiêu đề tiết học chưa chính xác so với sách giáo khoa Âm nhạc, chưa dự kiến thời gian thực hiện các nội dung dạy học. Ngoài ra, một số giáo viên viết tên nhạc sĩ nước ngoài, tên các dân tộc ở Việt Nam, tên các địa danh còn viết chưa đúng, đôi khi viết hoa tùy tiện … Có giáo viên ghi đàn phím điện tử là đàn ooc-gan; có giáo viên lại đưa hình ảnh các slide vào giáo án truyền thống…

- Việc khai thác thông tin trên mạng Internet còn nhiều sai sót. Ví dụ khi giới thiệu bài TĐN số 7- Chơi đu (Âm nhạc 6), có giáo viên sử dụng hình ảnh đánh đu của người lớn trong các lễ hội dân gian ở Việt Nam để minh họa về trò chơi đu của trẻ em, có giáo viên muốn cho học sinh nghe bản nhạc Đám cưới Fi-ga-rô của Mô-da thì lại lấy nhầm bản Đám cưới tình yêu, …

- Một số giáo viên thực hiện tiết dạy hát, nhưng thực hiện bước trọng tâm là tập hát từng câu còn rất sơ sài, có giáo viên dạy bước này chỉ khoảng 5-7 phút, có giáo viên không chỉ định học sinh tập hát lại từng câu để phát hiện chỗ sai và hướng dẫn các em sửa chữa, …

- Khi dạy ôn tập bài hát, một số giáo viên hướng dẫn học sinh rất kĩ về cách gõ đệm thể hiện phách mạnh, phách nhẹ, trong khi bỏ quên một yêu cầu quan trọng hơn, đó là phải hướng dẫn các em tập lấy hơi, thể hiện sắc thái và tập hát nhấn vào các phách mạnh (phách 1) của bài hát.

- Một số giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập bài hát, chưa chú trọng tới việc hát đúng giai điệu, lời ca, sắc thái… đã vội vàng yêu cầu các em hát kết hợp hoạt động: gõ đệm, đánh nhịp, vận động, biểu diễn, thi đua, trò chơi…

- Có giáo viên đã sử dụng đàn quá nhiều khi dạy Tập đọc nhạc, biến Tập đọc nhạc thành hát tên nốt nhạc, học sinh không có cơ hội để khám phá giai điệu bản nhạc.

- Một số giáo viên giới thiệu với học sinh về những kiến thức chưa học, ví dụ giới thiệu cho học sinh lớp 6 về nhịp lấy đà, về quãng, hoặc có giáo viên giới thiệu với học sinh về những kiến thức không có trong chương trình, như đảo phách, nghịch phách, móc giật, thang âm, trục, tiết nhịp, vocal, …

- Một vài giáo viên tổ chức cho học sinh học theo nhóm còn hình thức và không hiệu quả, ví dụ nhiệm vụ giao cho nhóm quá đơn giản, thời gian thực hiện quá ngắn (dưới 1 phút), nhiều học sinh không được tham gia, đánh giá kết quả của nhóm còn chưa chính xác…

- Một số giáo viên tổ chức trò chơi âm nhạc không thành công, trò chơi là hoạt động được bày ra để vui chơi, giải trí thì giáo viên lại chú trọng nhiều đến việc kiểm tra kiến thức, nên các trò chơi trở nên nặng nề, không khí lớp học trầm lắng, thiếu vui tươi.

Khuyến nghị giáo viên

- Giáo án của tiết thi dạy giỏi nên có 2 phần: phần thứ nhất là giáo án truyền thống (chủ yếu là kênh chữ), phần thứ hai là phụ lục, bao gồm hình ảnh các slide được dùng trong tiết dạy. Với phần phụ lục này, người dự giờ có thể dễ dàng chỉ ra ưu điểm và hạn chế trong các slide mà giáo viên đã thiết kế.

- Khi đã sử dụng giáo án điện tử, giáo viên không nên viết bảng nhiều để tránh mất thời gian. Với môn Âm nhạc, giáo viên chỉ cần viết lên bảng tiêu đề tiết học, ngoài ra có thể viết những thông tin xuất hiện ngoài dự kiến. Ví dụ về cách viết tiêu đề của tiết học:

Thứ hai, ngày 12 tháng 3 năm 2012

Âm nhạc 7

Tiết 27

- Ôn tập bài hát: Ca-chiu-sa

- Tập đọc nhạc : TĐN số 8

 

- Khi dạy một số nội dung về Nhạc lí hoặc Âm nhạc thường thức, giáo viên nên thiết kế bảng biểu để tiết kiệm được thời gian, đồng thời giúp học sinh dễ dàng tổng hợp và ghi nhớ kiến thức, ví dụ dạy về Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc (Âm nhạc 6):

Kí hiệu

Cách viết

Tác dụng

Minh họa

Dấu nối

 

 

(Hình ảnh, âm thanh)

Dấu luyến

 

 

 

Dấu nhắc lại

 

 

 

Dấu quay lại

 

 

 

Khung thay đổi

 

 

 

 

Dạy về Nhạc hát và nhạc đàn (Âm nhạc 6):

 

Nhạc hát

Nhạc đàn

Khái niệm

 

 

Hình thức biểu diễn

 

 

Minh họa

 

 

 

Hoặc giới thiệu về bài hát Đường chúng ta đi của nhạc sĩ Huy Du (Âm nhạc 7):

Đoạn

Lời ca

Nội dung, tính chất

Minh họa

Đoạn một

 

 

(Hình ảnh, âm thanh)

Đoạn hai

 

 

 

Đoạn ba

 

 

 

 

- Nên thiết kế giáo án điện tử hỗ trợ được hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh, thay cho việc giáo viên phải hướng dẫn và giải thích mất nhiều thời gian, thì giáo án điện tử với những hướng dẫn cụ thể, giúp học sinh có khả năng tự học, ví dụ về một slide:

Ôn tập bài hát: Ca-chiu-sa

Trình bày bài hát theo cách hát có lĩnh xướng và hòa giọng, kết hợp gõ đệm

Lĩnh xướng 1: Dòng sông xưa... sương mờ

Hát và gõ đệm theo nhịp

Hòa giọng: Kìa bóng ai... chan hòa

Hát và gõ đệm theo phách

Lĩnh xướng 2: Gửi về ai... đại bàng

Hát và gõ đệm theo nhịp

Hòa giọng: Người chiến sĩ... đêm ngày

Hát và gõ đệm theo phách

 

 

- Nên thiết kế giáo án điện tử cho hấp dẫn với học sinh, ví dụ tiết ôn tập bài hát, giáo viên không nên sử dụng bản nhạc trong khoảng thời gian dài, mà nên thay thế bản nhạc bằng những hình ảnh minh họa sinh động, bằng những câu hỏi, trắc nghiệm, những bài tập vui, …

- Giáo viên không nên chuẩn bị trang phục biểu diễn cho một vài học sinh trong lớp, vì điều này sẽ chia lớp học thành 2 phần: những học sinh được biểu diễn và những học sinh không được biểu diễn, như vậy là không công bằng và có thể tạo nên tâm lí tự ti cho một số em. Nếu có thể thì chuẩn bị trang phục đẹp cho cả lớp, còn không thì để các em biểu diễn trong trang phục bình thường cũng rất hay và sinh động.

Một số hình ảnh về Hội thi giáo viên dạy giỏi Âm nhạc THCS thành phố Hà Nội năm học 2011-2012

1

Các em học sinh trường THCS Nam Trung Yên (Cầu Giấy) biểu diễn văn nghệ

Chào mừng Lễ khai mạc Hội thi

Ban giám khảo và cô Phạm Thị Ánh Hồng, trường THCS Lê Lợi, Hoàn Kiếm

Tiết dạy thực hành đầu tiên trong Hội thi

Tiết dạy của cô Nguyễn Thị Năm, giáo viên THCS Sài Đồng, Long Biên

Cô Lê Nữ Diệu Linh, trường Phan Châu Trinh (Ba Đình) giới thiệu về nhạc sĩ Sô-panh

Các em học sinh biểu diễn bài hát Ca-chiu-sa trong tiết dạy của cô Đào Khánh Ly, trường Việt Nam- Angiêri, Thanh Xuân

Hòa tấu nhạc cụ giữa học sinh lớp 6 và cô Ngô Thị Thủy, THCS Phù Linh (Sóc Sơn)

Học sinh biểu diễn bài hát trong tiết dạy của cô Mai Thị Yến, THCS Phú Châu (Ba Vì)

 

Kết quả Hội thi giáo viên dạy giỏi môn Âm nhạc cấp THCS năm 2012 {Điểm trung bình = (lí thuyết + thực hành 1 + thực hành 2) chia 3}:

TT

Họ và tên

Trường THCS (Quận, huyện)

Điểm TB

Xếp loại

1

Phạm Thị Ánh Hồng

Lê Lợi (Hoàn Kiếm)

19,37

Giải nhất

2

Đào Khánh Ly

Việt An (Thanh Xuân)

19,35

Giải nhất

3

Lê Nữ Diệu Linh

Phan Châu Trinh (Ba Đình)

19,25

Giải nhất

4

Nguyễn Thị Thu Thủy

An Khánh (Hoài Đức)

19,17

Giải nhất

5

Kiều Lê Thủy

Huy Văn (Đống Đa)

19,15

Giải nhất

6

Lê Thị Thanh An

Nam Trung Yên (Cầu Giấy)

19,12

Giải nhất

7

Nguyễn Thị Thu Hương

Vĩnh Hưng (Hoàng Mai)

18,98

Giải nhì

8

Nguyễn Thị Năm

Sài Đồng (Long Biên)

18,96

Giải nhì

9

Nguyễn Thanh Huyền

Văn Yên (Hà Đông)

18,92

Giải nhì

10

Vũ Thị Thúy Hằng

Quảng An (Tây Hồ)

18,90

Giải nhì

11

Trần Quang Minh

Thạch Thất (Thạch Thất)

18,90

Giải nhì

12

Nguyễn Thị Thu Trang

Kim Sơn (Gia Lâm)

18,85

Giải nhì

13

Phan Trọng Minh

Kiều Minh (Quốc Oai)

18,77

Giải nhì

14

Mai Thị Yến

Phú Châu (Ba Vì)

18,75

Giải nhì

15

Hà Thanh Hoa

Nguyễn Trực (Thanh Oai)

18,75

Giải nhì

16

Bùi Thị Tám

Phương Đình (Đan Phượng)

18,69

Giải nhì

17

Nguyễn Thị Hoài

Phúc Lâm (Mỹ Đức)

18,69

Giải nhì

18

Nguyễn Thị Phương Nhung

Bê Tông (Chương Mỹ)

18,60

Giải nhì

19

Nguyễn Thị Li Na

Thường Tín (Thường Tín)

18,38

Giải ba

20

Thi Thị Kim Phương

Lương Yên (Hai Bà Trưng)

18,38

Giải ba

21

Nguyễn Thị Thảo Quyên

Duyên Hà (Thanh Trì)

18,35

Giải ba

22

Đỗ Tuấn Đạt

Phú Xuyên (Phú Xuyên)

18,28

Giải ba

23

Phạm Quỳnh Anh

Mễ Trì (Từ Liêm)

18,25

Giải ba

24

Hà Thị Vân

Tàm Xá (Đông Anh)

18,10

Giải ba

25

Phạm Ngọc Hà

Tảo Dương Văn (Ứng Hòa)

18,00

Giải ba

26

Ngô Thị Thủy

Phù Linh (Sóc Sơn)

17,50

Giải ba

27

Nguyễn Thị Thu Thủy

Thanh Lâm A (Mê Linh)

17,40

Giải ba

28

Nguyễn Văn Hưởng

Phùng Hưng (Sơn Tây)

16,78

KK

29

Trần Dương Sa

Trần Dương Sa (Phúc Thọ)

16,10

KK