Phần 1: Giá trị của giáo dục Âm nhạc, nhân tố chủ yếu trong quá trình phát triển nhân cách
Âm nhạc làm phong phú cuộc sống và quá trình học tập
Thế giới hiện đại ngày nay dường như đang bị cuốn theo làn sóng thuỷ triều mạnh mẽ của thông tin, quá trình quốc tế hoá và đô thị hoá.
Con em của chúng ta đang lớn lên trong một môi trường có nhịp độ cao, nơi những giác quan của chúng bị ảnh hưởng liên tiếp bởi những luồng kích động hỗn độn khiến cho hơn bao giờ hết trẻ em gặp khó khăn trong quá trình để phát triển thành những cá nhân khoẻ mạnh và toàn diện.
Nhiệm vụ của gia đình quan trọng hơn là của nhà trường và của hệ thống giáo dục là phải cung cấp cho trẻ em một môi trường và sự đào tạo cần thiết, hỗ trợ để trẻ em có thể phát triển đầy đủ những tiềm năng của mình. Ở trẻ em tinh thần trách nhiệm, tính tự giác kỷ luật, lòng tự tin, trí tưởng tượng, tính sáng tạo, khả năng giao tiếp và cộng tác là những giá trị nhân văn cơ bản, cần được nuôi dưỡng. Âm nhạc là môn học duy nhất có thể đem lại cho con trẻ tất cả những tính cách đó và thậm chí nhiều hơn thế nữa. Âm nhạc đến với trẻ em một cách trực tiếp thông qua trái tim và tình cảm đem lại những xúc động tích cực và lâu dài. Về một mặt nào đó, âm nhạc là sự giáo dục dành cho trái tim và tâm hồn đem lại cho từng cá nhân con đường phát triển đầy tình yêu bộ môn nghệ thuật mà cả nhân loại đều hiểu được.
Con đường âm nhạc tác động và tăng cường sự phát triển trí tuệ
Những nghiên cứu gần đây cho thấy giáo dục âm nhạc không chỉ đem lại sự phát triển nhân cách và những kỹ năng xã hội. Người ta thấy rằng giáo dục âm nhạc còn làm tăng cường năng lực của trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau ví dụ như toán, khoa học, khả năng đọc và ngôn ngữ. Thực tế âm nhạc gắn liền với sự phát triển trí thông minh nói chung. Các nghiên cứu cũng mang lại những bằng chứng cho thấy rằng đơn thuần chỉ nghe nhạc từ lứa tuổi nhỏ có thể giúp cho trí não phát triển nhưng một chương trình giáo dục âm nhạc được soạn thảo dài hạn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn nữa.
Có thể người ta chưa hoàn toàn hiểu hết mọi nguyên do song rõ ràng chúng ta thấy rằng âm nhạc làm tăng khả năng cảm nhận, định vị không gian, khả năng tư duy, lí luận trừu tượng và những linh hoạt trong tư duy nói chung. Bất cứ hoạt động âm nhạc nào cũng đòi hỏi bộ não phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, do vậy đây chính là mấu chốt để âm nhạc có thể tác động trong quá trình phát triển trí tuệ. Mối quan hệ giữa việc nắm bắt được các nhịp điệu và các phân số toán học cũng đã được chứng minh.
Một nghiên cứu kéo dài mười năm với trên 25.000 học sinh cho thấy rằng những học sinh được đào tạo về âm nhạc đạt kết quả vượt bậc trong mọi lĩnh vực so với bạn bè cùng lứa tuổi và kết quả đúng trong mọi nhóm điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau. Học sinh được đào tạo về âm nhạc đạt kết quả cao hơn trong các kỳ thi SAT vào đại học, cụ thể là trung bình cao hơn 52 điểm về môn ngôn ngữ và cao hơn 36 điểm về môn toán. Có thể nói tóm lại giáo dục âm nhạc khiến con trẻ của chúng ta trở nên thông minh hơn và trở thành những nhân cách tốt hơn.
Phần 2: Giáo dục Âm nhạc tại các trường Tiểu học ở Nhật Bản
Tại Nhật Bản, âm nhạc là một phần không thể tách rời của bất cứ chương trình giáo dục Tiểu học nào. Mục tiêu là để nuôi dưỡng và củng cố niềm ham thích và sự tham gia của trẻ em vào những hoạt động âm nhạc. Việc này giúp cho trẻ em đạt được kết quả học tập tốt hơn và có những lối cư xử, thái độ và phẩm chất tốt hơn trong cuộc sống nói chung.
- Lớp 1 và lớp 2 luyện tập tiết tấu cho lứa tuổi từ 7-8
Giai đoạn đầu của giáo dục âm nhạc tại các trường tiểu học bắt đầu ở lứa tuổi 7 hoặc 8 cơ bản là luyện tập về tiết tấu. Tại giai đoạn này trọng tâm chủ yếu là gieo những ham thích âm nhạc vào trẻ nhỏ, tạo nên điều kiện cơ bản cho những bước phát triển về âm nhạc sau này. Theo đúng tiến trình thì trẻ em sẽ được cuốn mình vào âm nhạc một cách nhiệt tình, khám phá ra sự tuyệt vời ngọt ngào của âm nhạc.
- Lớp 3 và lớp 4 luyện xướng âm cho trẻ em ở lứa tuổi 9-10
Sau giai đoạn luyện tập ban đầu về tiết tấu, tới khoảng 9 hay 10 tuổi học sinh được tiếp xúc với các phương tiện âm nhạc.
Các em tiếp tục học để phát triển hơn nữa những kỹ năng về tiết tấu đã thu nhận được bằng cách dùng những cung bậc cao thấp và giai điệu khác nhau để biểu đạt một cách tốt hơn. Ngoài việc chơi những giai điệu soạn sẵn các em còn được khuyến khích tự sáng tác và biểu đạt tình cảm của mình một cách tự nhiên bằng âm nhạc. Cũng giống như giai đoạn học tiết tấu ban đầu, quá trình khám phá niềm vui trong giai điệu là chìa khoá cho sự phát triển của trẻ.
- Lớp 5 và 6 luyện tập về hoà tấu cho lứa tuổi từ 11-12
Với khoảng 11-12 tuổi, con đường tiếp cận với giáo dục âm nhạc trở nên tổng quát hơn. Trọng tâm được chuyển từ những nhịp điệu và giai điệu đơn giản sang những bài nhạc với nhiều nốt, thanh âm khác nhau, học sinh bắt đầu phát triển khả năng thẩm nhạc tự nhiên hiểu được những hoà tấu và những tiết tấu âm thanh đồng thời cũng tiếp thu được kiến thức ngày càng vững vàng hơn về âm nhạc. Hình thức sáng tác và hình thức biểu diễn nhạc được khuyến khích và tăng cường qua nhiều loại hoạt động âm nhạc khác nhau.
Nghiên cứu và thuyết trình của giáo viên:
Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo Nhật Bản đều tiến hành những dự án nghiên cứu và sau một hoặc hai năm thì trường được chọn sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của mình. Những buổi trình bày đó được mở ra cho mọi nhà giáo dục âm nhạc ở khắp nơi trên nước Nhật tham gia.
Phần 3: Hoạt động âm nhạc ngoại khoá
Việc tham gia vào các hoạt động âm nhạc ngoại khoá còn đem lại những lợi ích quan trọng hết sức rõ ràng vì trẻ em rất ưa thích chơi và biểu diễn các loại nhạc cụ. Tham gia vào một ban nhạc, một đội hành khúc hay một dàn nhạc không chỉ đem lại cho các em niềm vui sướng lớn lao mà còn là bước tạo tiền đề phát triển cho những nét tính cách đẹp như tinh thần trách nhiệm, tính độc lập và khả năng hợp tác. Quá trình chuẩn bị và tập dượt cho các buổi biểu diễn hay các cuộc thi cũng đem lại một nền móng ý tưởng để các em xây dựng được những tình bạn mới hay là phát triển kỹ năng tổ chức nhóm và phát huy tinh thần đồng đội cùng làm việc hướng tới mục đích chung. Thậm chí bản thân những cảm giác thành công đến mỗi khi hoàn thành một chương trình âm nhạc tự nó đã là một phần thưởng vô cùng quí giá cho các em. Có rất nhiều dịp và nơi để các ban nhạc trình diễn những kỹ năng của mình và tham gia đóng góp vào đó một phần quan trọng chẳng hạn như tại trường học hoặc các sự kiện thể thao, hoà nhạc tổ chức lễ hội trong cộng đồng có vô số những sự kiện và những cuộc triển lãm tại đó các nhạc công trẻ tuổi có thể phát huy được ý thức cộng đồng và tinh thần trách nhiệm đồng thời tạo ra một hình ảnh tốt đẹp về trường học của mình. Trẻ em của chúng ta có những tiềm năng vô tận và giáo dục âm nhạc tại trường tiểu học là bước khởi đầu cho một mối quan hệ lâu dài suốt đời với âm nhạc đem lại sự phong phú, giàu có và ý nghĩa trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Thông qua việc học nhạc và nhận thức được đầy đủ tiềm năng âm nhạc của mình, con trẻ của chúng ta sẽ khám phá ra rằng các em có khả năng xúc động và cũng biết cách làm cho người khác xúc động bởi vẻ đẹp của âm nhạc. Các em cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc được tương giao thông qua âm nhạc ngoài việc tham gia vào các ban nhạc, các dàn hoà tấu. Các em cũng hiểu được giá trị của tinh thần đồng đội được hưởng niềm hạnh phúc đem lại vì việc cùng nhau hoạt động nhóm với một mục đích sáng tạo chung. Âm nhạc là một môn nghệ thuật sống động, nhờ vào âm nhạc trẻ em có thể xây dựng một nền tảng ban đầu cho cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc và phong phú. Và tập hợp những thế hệ các cá nhân biết thích nghi và biết hưởng hạnh phúc đó chắc chắn sẽ đem lại những lợi ích chung cho cả xã hội của chúng ta.
(Tài liệu giáo dục âm nhạc của Yamaha)
Video chỉ có tính chất minh họa
giá trị, của giáo, dục âm, trong quá, phát triển, nhân cách, âm nhạc, phong phú, cuộc sống, quá trình, con trẻ, của chúng, trẻ em, cá nhân, quan trọng, giáo dục, đào tạo, có thể, tiềm năng, của mình, tinh thần, trách nhiệm, khả năng, cơ bản, đem lại, một cách, thông qua, xúc động, con đường, hiểu được, tăng cường, và sự, nghiên cứu, cho thấy, giáo nhạc, và những, kỹ năng
Mã an toàn:
Sở hữu và quản lý Website: Lê Anh Tuấn (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Ý kiến bạn đọc