- Về sử dụng các phần mềm trong việc thiết kế giáo án điện tử: giáo viên cần biết sử dụng và khai thác các phần mềm trình diễn (phổ biến nhất là Power Point, ngoài ra còn Violet, Flash...) kết hợp các phần mềm ghi chép nhạc (Encore, Finale, Music Notation, Sibelius...) và cắt nối file nhạc, chỉnh sửa tập tin video, chuyển đổi định dạng file âm thanh (Cubase, Intervideo...).
- Về khai thác và lựa chọn thông tin trên mạng Internet: qua các trang Google hay You Tube chúng ta có thể tìm được rất nhiều hình ảnh, thông tin, video... tuy nhiên giáo viên cần lựa chọn những thông tin nào là chính xác, là phù hợp cho tiết dạy của mình. Trong thực tế, đã có nhiều giáo viên lựa chọn sai thông tin trên mạng Internet, ví dụ: cần tìm ảnh nhạc sĩ Mộng Lân (có rất ít trên Internet ) thì lại lấy nhầm ảnh nhạc sĩ Quách Mộng Lân (có nhiều) ; cần tìm thông tin về nhạc sĩ Việt Anh, tên thật là Đặng Trí Dũng, sinh năm 1936 (có rất ít trên Internet ) thì lại lấy nhầm thông tin về nhạc sĩ trẻ Việt Anh, sinh năm 1976 (có nhiều) ; cần tìm hình ảnh minh họa cho trò chơi đu của trẻ em thì lại lấy nhầm hình ảnh đánh đu của người lớn trong các lễ hội dân gian ; cần tìm bản nhạc này thì lại lấy nhầm bản nhạc khác...
- Về số lượng các slide (bản chiếu) trong tiết dạy Âm nhạc: trung bình thời gian để sử dụng 1 slide chứa thông tin là khoảng 90 giây, với slide chiếu bản nhạc thì có thể lâu hơn, vì phải để học sinh quan sát bản nhạc khi trình bày bài hát. Vì vậy, trong tiết dạy Âm nhạc ở THCS (45 phút), chúng ta nên dùng khoảng 20-25 slide là đủ, tiết dạy Âm nhạc ở Tiểu học (35 phút), nên dùng khoảng 15-20 slide.
- Về lựa chọn thông tin trong các slide: hàm nghĩa của từ Power Point nghĩa là điểm nhấn, vì vậy chúng ta chỉ nên đưa những thông tin cần thiết, rõ ràng, giản lược lên slide. Ngôn ngữ hoặc cách đặt câu hỏi cũng cần chính xác để trong thời gian ngắn, học sinh hiểu chính xác thông tin mà giáo viên đưa đến. Ngoài ra, giáo viên cần xây dựng bản kế hoạch dạy học tóm tắt, làm cơ sở để chuyển thành giáo án điện tử. Ví dụ về kế hoạch dạy học tóm tắt tiết 20, lớp 4:
Thời gian |
Nội dung- Hoạt động |
Phương tiện |
|
Lời chào mừng |
Slide 1 |
1 |
Khởi động tiết học: Em yêu hòa bình |
Slide 2 (Nhạc đệm) |
1 |
GV: Cùng xem và cho biết video nói về điều gì? HS: Ngày Tết ở nước Nga GV: Chúng ta đã học bài hát nào nói về ngày Tết ở nước Nga? HS: Bài Chúc mừng, nhạc Nga, lời Việt của Hoàng Lân |
Slide 3 (Video) |
1 |
Giới thiệu nội dung tiết học: Tiết 20 - Ôn tập bài hát: Chúc mừng - Tập đọc nhạc: TĐN số 5 |
Slide 4 |
2 |
1. Ôn tập bài hát: Chúc mừng Bài tập vui: Lắng nghe giai điệu bài Chúc mừng, quan sát và điền lời ca còn thiếu vào chỗ trống. |
Slide 5 (Nhạc đệm) |
1 |
1. Ôn tập bài hát: Chúc mừng Bài tập vui: (Đáp án) |
Slide 6 |
2 |
1. Ôn tập bài hát: Chúc mừng Hát đúng giai điệu, lời ca, tập lấy hơi, thể hiện tình cảm |
Slide 7 (Nhạc đệm) |
3 |
1. Ôn tập bài hát: Chúc mừng Hát nối tiếp, lĩnh xướng bài Chúc mừng kết hợp gõ đệm |
Slide 8 (Nhạc đệm) |
3 |
1. Ôn tập bài hát: Chúc mừng Hát bài Chúc mừng kết hợp vận động theo nhạc: -Một vài HS thể hiện hát múa đã chuẩn bị. -GV hướng dẫn cả lớp hát kết hợp vận động theo nhạc. |
Slide 9 (Nhạc đệm) |
2 |
1. Ôn tập bài hát: Chúc mừng Biểu diễn bài hát Chúc mừng theo nhóm |
Slide 10 (Nhạc đệm) |
1 |
2. Tập đọc nhạc: TĐN số 5 Giới thiệu bài TĐN số 5- Hoa bé ngoan |
Slide 11 |
2 |
2. Tập đọc nhạc: TĐN số 5 Nêu một vài đặc điểm của bài TĐN số 5 -Số chỉ nhịp -Tên nốt (cao độ) -Hình nốt (trường độ) |
Slide 12 |
3 |
2. Tập đọc nhạc: TĐN số 5 -Luyện tập cao độ -Luyện tập tiết tấu |
Slide 13 (Nhạc cụ) |
4 |
2. Tập đọc nhạc: TĐN số 5 -Tập đọc nhạc từng câu -Tập đọc nhạc cả bài |
Slide 14 (Nhạc cụ) |
2 |
2. Tập đọc nhạc: TĐN số 5 Hát lời bài TĐN |
Slide 15 (Nhạc cụ) |
2 |
2. Tập đọc nhạc: TĐN số 5 Tập đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách bài TĐN |
Slide 16 (Nhạc cụ) |
3 |
2. Tập đọc nhạc: TĐN số 5 Củng cố bài TĐN |
Slide 17 (Nhạc cụ) |
2 |
Củng cố bài học -Tiết học có những nội dung gì? Các em thích điều gì, nhớ điều gì trong tiết học? -Giáo dục thái độ -Dặn dò |
Slide 18 |
|
Lời cám ơn |
Slide 19 |
Từ kế hoạch dạy học tóm tắt trên, giáo viên đã chuyển thành giáo án điện tử dưới đây (bản thiết kế này chỉ mang tính tham khảo):
- Về tính hấp dẫn của giáo án điện tử: giáo viên nên chọn hình nền đẹp và màu sắc sinh động cho các slide để phù hợp với lứa tuổi học sinh cũng như đặc thù dạy học Âm nhạc (môn học nghệ thuật). Học sinh Tiểu học thường yêu thích màu sắc tươi tắn và rực rỡ, hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh, còn học sinh Trung học cơ sở thường yêu thích các hình ảnh mang tính khái quát hơn. Ngoài hình nền và màu sắc, giáo viên nên sử dụng thêm các bảng biểu, bản đồ tư duy, câu hỏi trắc nghiệm, ô chữ, bài tập vui, trò chơi, hình ảnh, video để tăng cường tính hấp dẫn, đồng thời cũng hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động dạy học. Ví dụ về việc sử dụng bảng biểu để giới thiệu bài hát Bóng cây kơ-nia :
Bài hát Bóng cây kơ-nia (Phan Huỳnh Điểu) Tìm hiểu về cấu trúc, nội dung, tính chất của bài hát
|
- Về hiệu quả và cách sử dụng: cần kết hợp sử dụng giáo án điện tử sao cho hài hòa với các phương tiện khác như: nhạc cụ, bảng lớn, bảng phụ, đạo cụ trò chơi, biểu diễn... Cần tính toán để sử dụng giáo án điện tử sao cho hiệu quả, đó là phù hợp với nội dung dạy học, chủ động về thời gian, phù hợp với năng lực của giáo viên và học sinh, tạo không gian cho học sinh vận động, vui chơi, biểu diễn... Bên cạnh đó, giáo viên không nên lạm dụng giáo án điện tử, mà nhất thiết phải thể hiện năng lực âm nhạc của mình trong mỗi tiết học, thông qua kĩ năng chơi đàn, ca hát, đánh nhịp, bắt nhịp, vận động...
- Về kĩ năng thiết kế giáo án điện tử môn Âm nhạc: giáo án cần hỗ trợ được hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh, thay cho việc giáo viên phải hướng dẫn và giải thích mất nhiều thời gian, thì giáo án điện tử với những hướng dẫn cụ thể, giúp học sinh có khả năng tự học, ví dụ về một slide:
Ôn tập bài hát: Khăn quàng thắp sáng bình minh (Trịnh Công Sơn) Trình bày bài hát (số lượng người hát tăng dần) kết hợp gõ đệm
|
Ghi chú: Một số giảng viên các trường đại học, cao đẳng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế giáo án điện tử dạy học Âm nhạc.
Họ tên |
Địa chỉ |
|
Lê Minh Phước |
Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai |
|
Đỗ Thanh Hiên |
Đại học Thủ đô | |
Nguyễn Thị Hải |
Đại học Sư phạm Hà Nội |
haidhsphn69@yahoo.com |
Nguyễn Tuấn Lưu |
Cao đẳng Sư phạm Trung ương |
|
Mã an toàn:
Sở hữu và quản lý Website: Lê Anh Tuấn (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Em cám ơn Thầy vì có nhiều đóng góp cho nền giáo dục âm nhạc Việt Nam