Những lỗi cần tránh khi dạy hát ở Tiểu học và THCS

Có nhiều lỗi cần tránh khi dạy hát, tiêu biểu là những lỗi như:

- Dạy sai kiến thức, giáo viên dạy học sinh không đúng nhạc và lời của bài hát.

- Giáo viên không thuộc bài hát.

- Dạy hát theo lối truyền khẩu, giáo viên hoàn toàn chỉ sử dụng giọng hát, không sử dụng nhạc cụ.

- Xác định giọng không phù hợp, làm học sinh phải hát ở giọng quá cao hoặc quá thấp, giáo viên liên tục thay đổi giọng.

- Phân chia độ dài các câu hát không phù hợp với khả năng của học sinh.

- Xác định không đúng trọng tâm, trình bày lan man về tác giả và tác phẩm, làm bước giới thiệu bài hát vừa rườm rà, vừa mất thời gian. Chỉ nên thực hiện 4 bước (giới thiệu bài hát, tìm hiểu về bài hát, nghe hát mẫu, khởi động giọng) trong khoảng 10-12 phút, nếu kéo dài hơn có thể làm học sinh mất hứng thú học hát.

- Không sửa sai, không yêu cầu học sinh thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.

- Chưa hoàn thành mục tiêu tiết học mà đã chuyển sang các hoạt động khác. Ví dụ mục tiêu quan trọng của tiết dạy hát là hướng dẫn học sinh hát đúng giai điệu, lời ca. Tuy nhiên, khi mà hầu hết học sinh còn chưa hát đúng giai điệu, nếu giáo viên đã vội hướng dẫn các em tập gõ đệm, vận động, thi đua, trò chơi hoặc biểu diễn.

- Bắt nhịp cho học sinh hát ở một giọng (khi bắt nhịp không dùng đàn), sau đó đệm đàn ở một giọng khác.

- Giáo viên không làm chủ được thời gian, dạy thừa hoặc thiếu nhiều thời gian.

- Tổ chức ôn tập bài hát sơ sài và không hiệu quả.